(Baohatinh.vn) - Thời tiết không thuận lợi, khâu tiêu thụ bế tắc khiến cho 265 hộ trồng bí xanh ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tinh) đứng trước tình thế khó khăn.
Giàn bí xanh của gia đình ông Dương Quốc Hùng (thôn Hà Thanh) năm nay khá thưa thớt quả
Ảnh hưởng thời tiết, bí xanh chậm phát triển
Vườn bí trĩu quả mát mắt những ngày vào hè từng là niềm tự hào của gia đình ông Dương Quốc Hùng (thôn Hà Thanh). Thế nhưng, năm nay, đã hơn 3 tháng kể từ ngày gieo trỉa, bí trong vườn ông mới chỉ lên giàn được hơn nửa.
Đây cũng là tình cảnh chung của các hộ trồng bí ở Tượng Sơn thời điểm hiện tại khi mà những giàn bí xanh chiếm phần lớn là lá, lượng quả không như mong đợi.
Dù được chăm sóc đầy đủ nhưng bí vẫn chậm phát triển
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu cho biết: “Kể từ khi thử nghiệm thành công giống bí Tre Việt trên 2,5 ha vào năm 2012, diện tích trồng loại cây này được mở rộng hàng năm và đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã. Năm 2020, cây bí chậm phát triển do mưa nhiều, rải rác quanh năm kéo theo quá trình sinh trưởng bằng cách thụ phấn, đậu quả kém. Đây là thời điểm khó khăn nhất với các hộ trồng bí xanh tại Tượng Sơn trong vòng 8 năm qua”.
Năm nay, sản lượng bí xanh toàn xã đạt 200 tấn trên diện tích 40 ha, thấp hơn 30% so với kế hoạch và sụt giảm 40% so cùng kỳ.
Sản phẩm khó tiêu thụ
Ông Hoàng Thanh Tam (thôn Hà Thanh) cho biết, sáng 8/4, vợ chồng ông tranh thủ ra chợ đầu mối TP Hà Tĩnh tiêu thụ bí xanh. Gần đến trưa, ông bà mới bán được gần 3 yến, thu về 300 ngàn đồng.
Bí xanh của gia đình ông Hoàng Thanh Tam (thôn Hà Thanh) năm nay ít quả, thu nhập thấp hơn nhiều so với năm trước.
Ông Dương Quốc Hùng trăn trở: “Trung bình những năm gần đây, sản lượng thu hoạch của gia đình mỗi vụ khoảng 1 tấn. Năm 2019, chúng tôi thu hơn 30 triệu đồng từ bán bí xanh. Nhưng, thời điểm hiện tại, đã vào đầu tháng 4, chúng tôi mới chỉ tiêu thụ được 3 yến quả".
Là một trong những hộ có diện tích lớn, ông Dương Kim Cử (thôn Sâm Lộc) cũng không tránh khỏi tình trạng chung là bí chậm phát triển
Nhờ kỹ thuật chăm sóc bài bản, áp dụng khoa học công nghệ, hơn 70.000 gốc lan hồ điệp của Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh (xã Thạch Khê, Thạch Hà) sẵn sàng phục vụ thị trường tết.
Ít dịch bệnh, lợi nhuận cao là những ưu điểm mà mô hình nuôi cá vược trong lồng bè ở khu vực cửa sông Nhượng mang về cho bà con thôn Vĩnh Phúc, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).
Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
Để đảm bảo sản xuất vụ xuân 2025 thắng lợi, các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ra quân làm thủy lợi nội đồng, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm nhất.
Trước tình hình thời tiết có những thay đổi, nhiệt độ giảm, cơ quan chuyên môn ngành NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Việc nhân rộng mô hình nuôi kiến vàng trên cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh là giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Thời điểm này, nhiều vùng trồng củ cải trên địa bàn Hà Tĩnh đang bước vào vụ thu hoạch chính, người dân tích cực bám đồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Vừa tiên phong đi đầu, ông Nguyễn Xuân Bính - Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Lạc Sơn, xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) còn tích cực hỗ trợ hội viên gây dựng mô hình kinh tế.
Mô hình chăn nuôi gà sạch theo VietGAHP của Tổ hợp tác chăn nuôi gà Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa tạo ra sản phẩm an toàn, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Việc nhân rộng mô hình kinh tế giúp người dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, tạo “động lực” giúp địa phương sớm về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Cam Khe Mây ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vào vụ thu hoạch. Dù năm nay sản lượng cam thấp hơn so với các năm trước nhưng giá bán cam Khe Mây đang cao, doanh thu lớn cho người trồng.
Với tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Thanh Đồng (thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình trồng cây cam bù giúp gia đình phát triển kinh tế bền vững.
Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,5%/năm; sản lượng lương thực đạt trên 65 vạn tấn; gieo cấy 59.097 ha lúa xuân...
Với việc tích cực triển khai chính sách trồng bổ sung, làm giàu rừng tự nhiên bằng các giống cây bản địa, hơn 4.300 ha rừng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang phát triển tốt.
Vụ đông 2024, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) sản xuất thử nghiệm 100 ha sắn cao sản. Đây là mô hình liên kết của địa phương với Công ty CP Nông thủy sản Nghệ An nhằm cung cấp nguyên liệu bền vững cho công ty.
Ông Trịnh Viết Thắng (SN 1978, quê Hà Nội) là người đã đưa cây húng quế về trồng tại xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mở ra hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp.
Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến nông nghiệp hữu cơ để đảm bảo môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 có quy mô 100 gian hàng với hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đến từ 13 địa phương và các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh.
Việc tích cực đưa sản phẩm bán hàng trên các nền tảng số không chỉ đem lại nhiều hiệu quả trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn tạo nên một cuộc cách mạng tư duy, giúp người nông dân Hà Tĩnh từng bước vươn ra “biển lớn".
Mạnh dạn chăn nuôi nhiều loài như ếch, lươn, dê, gà…, ông Trần Văn Hiếu (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.