Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân 2022, nhìn chung năng suất lúa thấp hơn năm ngoái, tuy nhiên, những cánh đồng chuyển đổi ruộng đất ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn khẳng định được sự vượt trội. Kết quả này đã tạo thêm động lực và quyết tâm để địa phương tiếp tục đẩy mạnh hướng đi này trong thời gian tới.

Niềm vui trên cánh đồng chuyển đổi ruộng đất

Đến nay, thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn - địa phương đầu tiên hoàn thành chuyển đổi ruộng đất với diện tích 51,8 ha trong vụ xuân 2021, lúa xuân đã được thu hoạch gọn, bà con đã bắt tay làm đất vụ hè thu.

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

Vụ hè thu năm nay, gia đình ông Trần Đình Đèo làm đất sớm hơn 1 tuần so với trước.

Ông Trần Đình Đèo (thôn Hòa Hợp) chia sẻ: “Những năm trước, 6 sào đất nằm ở 6 nơi, gọi được máy gặt chạy từ ruộng này sang ruộng khác có khi mất mấy ngày mới thu hoạch xong. Năm nay sau chuyển đổi, ruộng quy về một thửa, chỉ trong 1 buổi là lúa đã chở về nhà gọn gàng. Sẵn có máy cày của gia đình, tôi tranh thủ làm đất luôn để sớm xuống giống vụ hè thu”.

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

Ông Trần Đình Chiến cùng gia đình tập trung vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, chuẩn bị làm đất vụ hè thu.

Ở thửa ruộng bên cạnh, gia đình ông Trần Đình Chiến cũng đang tập trung vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. Qua không ít lần đấu tranh tư tưởng để quyết định thực hiện chuyển đổi ruộng đất, vụ thu hoạch đầu tiên này, ông Chiến cũng như bà con nông dân trong thôn đều thấm thía giá trị của chủ trương chuyển đổi ruộng đất. Mặc dù vụ xuân năm nay, thời tiết thất thường, người nông dân chưa ngăn ngừa kịp thời bệnh đạo ôn nên năng suất không cao như kỳ vọng nhưng tại những vùng đã thực hiện chuyển đổi, năng suất vẫn cao hơn các diện tích ruộng khác, mỗi sào lúa cũng đạt xấp xỉ 3 tạ.

"Khi tập trung sản xuất trên một thửa ruộng, suốt quá trình sản xuất cho đến lúc thu hoạch, chúng tôi không mất nhiều thời gian và giải phóng rất nhiều công sức, nhất là ở thời điểm 2 vụ mùa nối nhau từ lúa xuân đến hè thu. Nhờ thu hoạch gọn, chúng tôi hoàn toàn chủ động trong khâu làm đất để xuống giống đúng lịch thời vụ” - ông Chiến phấn khởi chia sẻ.

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

Trên diện tích cánh đồng chuyển đổi, bà con xã Kỳ Văn đang xây dựng mô hình sản xuất lúa VietGap, hướng tới liên kết với doanh nghiệp. Trong ảnh: Cán bộ nông nghiệp đánh giá năng suất trên cánh đồng Hòa Hợp trước khi thu hoạch.

Theo Trưởng thôn Hòa Hợp Trần Thanh Huy, trước đây ruộng đồng manh mún, không liền vùng, liền thửa, hệ thống đường giao thông, mương thoát nước không thuận lợi… Sau nhiều nỗ lực, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, trước khi xuống giống vụ xuân 2022, thôn đã hoàn thành kế hoạch chuyển đổi xuống còn 89 thửa; thửa lớn nhất có diện tích 5.225 m2, thửa nhỏ nhất 500 m2. Đặc biệt, đồng ruộng được cải tạo bằng phẳng, hệ thống kênh tưới, đường nội đồng được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi trong sản xuất. Cùng với áp dụng giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nên năng suất ở vùng đã chuyển đổi cao hơn bình quân chung 10%.

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

Vụ xuân 2023, xã Kỳ Văn sẽ tiếp tục chuyển đổi ruộng đất tại hai thôn Sa Xá và Thanh Sơn với tổng diện tích gần 50 ha. Trong ảnh: Xã Kỳ Văn ra quân phá bờ vùng bờ thửa vụ xuân 2022.

Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Văn Trần Ngọc Kính chia sẻ: "Quan trọng hơn cả là cánh đồng chuyển đổi ruộng đất không chỉ thuyết phục hoàn toàn bà con trong thôn Hòa Hợp mà còn tạo động lực để các thôn còn lại từng bước thực hiện lộ trình dồn điền đổi thửa, chuyển đổi ruộng đất trong thời gian tới. Trong vụ xuân 2023, hai thôn Sa Xá và Thanh Sơn sẽ tiến hành chuyển đổi với tổng diện tích gần 50 ha, phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ 403 ha lúa của xã sẽ hoàn thành lộ trình chuyển đổi ruộng đất”.

Tạo đà cho cuộc cách mạng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Triển khai mô hình phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn từ năm 2020, đến nay, toàn huyện Kỳ Anh đã xây dựng được 45 cánh đồng lớn tại 12 xã với tổng diện tích hơn 396 ha. Trong đó, vụ xuân 2022, riêng cánh đồng thôn Hòa Hợp, xã Kỳ Văn là địa phương tiên phong thực hiện chuyển đổi ruộng đất kết hợp với phá ô thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn gắn với cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

Thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang đã hoàn thành thu hoạch lúa xuân, năng suất ở cánh đồng lớn cao hơn so với mặt bằng chung.

Kết quả sản xuất thực tế ở các địa phương trong vụ xuân 2022 cho thấy, cánh đồng lớn, nhất là cánh đồng đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất, từ đó tạo đà để toàn huyện tiếp tục lộ trình chuyển đổi ruộng đất trên diện rộng trong thời gian tới.

Theo ông Tô Minh Lành - Trưởng thôn Tiến Thành, xã Kỳ Khang: “Kết quả vụ xuân năm nay của cánh đồng lớn cao hơn bình quân chung của thôn đã tạo động lực để người dân trong thôn đồng thuận, từng bước triển khai chuyển đổi với diện tích 10 ha trong vụ xuân 2023. Sau khi hoàn thành gieo cấy lúa hè thu năm nay, chúng tôi sẽ tập trung triển khai tuyên truyền, vận động để từng bước thực hiện mục tiêu hoàn thành chuyển đổi ruộng đất".

Cánh đồng chuyển đổi ruộng đất khẳng định ưu thế trong sản xuất ở Kỳ Anh

45 cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 396 ha khẳng định được ưu thế trong vụ xuân năm 2022 là tiền đề để huyện Kỳ Anh thực hiện chuyển đổi ruộng đất trên diện rộng trong thời gian tới.

Vụ xuân 2022 thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trên địa bàn toàn huyện - chỉ đạt khoảng 52 tạ/ha, giảm 3 tạ/ha so với vụ xuân 2021. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện, lúa gieo trồng trên những cánh đồng lớn có năng suất cao hơn gần 5% so với mặt bằng chung của toàn huyện.

Trên cơ sở những kết quả bước đầu, thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 537/KH-UBND ngày 14/4/2022 của UBND huyện về triển khai thực hiện tập trung, chuyển đổi ruộng đất theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Dự kiến, cuối vụ hè thu 2022 sẽ thực hiện mới tại 9 vùng thuộc 7 xã (Kỳ Phong, Kỳ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Thọ, Kỳ Văn) với tổng diện tích khoảng 344 ha; tiến tới từng bước thực hiện mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2022-2025 của huyện là chuyển đổi thành công 53 vùng tại 10 xã với tổng diện tích 1.950 ha.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh Trần Bá Toàn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.