Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

(Baohatinh.vn) - Vụ bưởi Phúc Trạch năm 2022 của nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang đối mặt với nhiều khó khăn khi sâu, bệnh hoành hành.

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Côn trùng tấn công bưởi Phúc Trạch.

Năm 2022, người trồng bưởi ở huyện miền núi Hương Khê gặp nhiều bất lợi khi mưa, rét đầu vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả. Đến nay, cây bưởi tiếp tục bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công, gây nguy cơ thối nhũn, rụng quả.

Những ngày qua, vườn bưởi rộng 0,75 ha của gia đình ông Nguyễn Hữu Hải (ở thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch) xuất hiện nhiều sâu róm, sâu nhớt và côn trùng chích hút như bọ xít muỗi, bọ xít nhện, bọ cánh cứng…

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Quả bưởi Phúc Trạch nhiễm nấm bệnh.

Ông Hải chia sẻ: "Thời tiết những ngày gần đây - sau khi bưởi Phúc Trạch đậu quả, khiến cho nhiều loại sâu, bệnh dễ phát sinh. Đáng nói, đây đều là những loại sâu, bệnh nguy hiểm, trong đó loài sâu róm vừa ăn lá, vừa ăn quả nhưng lại khó xử lý.

Còn các loại côn trùng chích, hút chủ yếu xuất hiện vào ban đêm, rất khó phát hiện. Côn trùng sẽ tạo các vết thương hở trên quả bưởi non, mở đường cho nấm khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, các vết thương do côn trùng sẽ rất khó quan sát bằng mắt thường. Trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, nấm bệnh phát sinh gây hại mạnh. Đến khi các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vết thương gây thối nhũn quả thì người nông dân mới có thể phát hiện ra nhưng quả non bị nấm thì gần như không thể chữa, phải cắt bỏ".

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Ông Nguyễn Hữu Hải phun thuốc bảo vệ thực vật trị sâu bệnh trên cây bưởi.

Cũng theo ông Hải, giải pháp tốt nhất là người nông dân phải thường xuyên thăm cây, đặc biệt là vào ban đêm, theo dõi kỹ để biết các loại côn trùng nào đang tấn công nhằm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. Phương pháp chung là trị sâu, bọ trước rồi mới đến phun thuốc phòng nấm.

Vườn bưởi ông Dương Bá Quế (thôn 1, xã Phúc Trạch) hiện cũng đang xuất hiện nhiều loại sâu phá hoại. Ông Quế lo lắng: "Dù thực hiện quy trình thụ phấn bổ sung nhưng năm nay tỷ lệ bưởi đậu quả không cao so với các năm trước. Hiện tại, quả bưởi lại tiếp tục bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công nên nguy cơ cao ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất mùa vụ. Do đó, chúng tôi đang gấp rút theo dõi, phòng trừ với quan điểm là phòng hơn chống.

Với sâu róm, trước mắt, chúng tôi ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học kết hợp với phương pháp thủ công là dùng kéo để diệt trừ. Với các loại côn trùng, nấm, vi khuẩn, chúng tôi đã tiến hành phun các loại thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, dịp này, người trồng bưởi cũng sẽ chuẩn bị tiến hành tỉa thưa quả và bao quả".

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Ông Dương Bá Quế: Với sâu bệnh trên cây bưởi thì phòng tốt hơn chống.

Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: Năm nay, tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi Phúc Trạch thấp hơn các năm trước do các yếu tố thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, nhìn chung, số quả trung bình/1 cây bưởi vẫn cơ bản đảm bảo yêu cầu nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất chung.

Thời gian gần đây, mặc dù xuất hiện nhiều loại sâu, bọ tấn công, đặc biệt là sâu róm, tuy nhiên không phải là bệnh dịch mới nên đa số người dân đã có kinh nghiệm và chủ động phòng trừ. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đang tích cực phối hợp với các địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kịp thời phòng trừ sâu, bệnh đối với cây bưởi Phúc Trạch cũng như cây trồng khác.

“Riêng đối với cây ăn quả như bưởi, cam... khi quả non trên cây có dấu hiệu nhiễm nấm, nhà vườn cần tiến hành vặt bỏ quả và tiêu hủy để tránh lây lan sang những cành, cây khác. Việc sử dụng các chế phẩm phòng, trừ sâu bệnh cần phun 2-3 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5-7 ngày) để đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh phòng, chữa bệnh, người dân cũng cần chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển” – ông Vinh khuyến cáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.