Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

(Baohatinh.vn) - Vụ bưởi Phúc Trạch năm 2022 của nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang đối mặt với nhiều khó khăn khi sâu, bệnh hoành hành.

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Côn trùng tấn công bưởi Phúc Trạch.

Năm 2022, người trồng bưởi ở huyện miền núi Hương Khê gặp nhiều bất lợi khi mưa, rét đầu vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả. Đến nay, cây bưởi tiếp tục bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công, gây nguy cơ thối nhũn, rụng quả.

Những ngày qua, vườn bưởi rộng 0,75 ha của gia đình ông Nguyễn Hữu Hải (ở thôn Phú Lễ, xã Hương Trạch) xuất hiện nhiều sâu róm, sâu nhớt và côn trùng chích hút như bọ xít muỗi, bọ xít nhện, bọ cánh cứng…

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Quả bưởi Phúc Trạch nhiễm nấm bệnh.

Ông Hải chia sẻ: "Thời tiết những ngày gần đây - sau khi bưởi Phúc Trạch đậu quả, khiến cho nhiều loại sâu, bệnh dễ phát sinh. Đáng nói, đây đều là những loại sâu, bệnh nguy hiểm, trong đó loài sâu róm vừa ăn lá, vừa ăn quả nhưng lại khó xử lý.

Còn các loại côn trùng chích, hút chủ yếu xuất hiện vào ban đêm, rất khó phát hiện. Côn trùng sẽ tạo các vết thương hở trên quả bưởi non, mở đường cho nấm khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, các vết thương do côn trùng sẽ rất khó quan sát bằng mắt thường. Trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, nấm bệnh phát sinh gây hại mạnh. Đến khi các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vết thương gây thối nhũn quả thì người nông dân mới có thể phát hiện ra nhưng quả non bị nấm thì gần như không thể chữa, phải cắt bỏ".

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Ông Nguyễn Hữu Hải phun thuốc bảo vệ thực vật trị sâu bệnh trên cây bưởi.

Cũng theo ông Hải, giải pháp tốt nhất là người nông dân phải thường xuyên thăm cây, đặc biệt là vào ban đêm, theo dõi kỹ để biết các loại côn trùng nào đang tấn công nhằm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp. Phương pháp chung là trị sâu, bọ trước rồi mới đến phun thuốc phòng nấm.

Vườn bưởi ông Dương Bá Quế (thôn 1, xã Phúc Trạch) hiện cũng đang xuất hiện nhiều loại sâu phá hoại. Ông Quế lo lắng: "Dù thực hiện quy trình thụ phấn bổ sung nhưng năm nay tỷ lệ bưởi đậu quả không cao so với các năm trước. Hiện tại, quả bưởi lại tiếp tục bị nhiều loại sâu, bệnh tấn công nên nguy cơ cao ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất mùa vụ. Do đó, chúng tôi đang gấp rút theo dõi, phòng trừ với quan điểm là phòng hơn chống.

Với sâu róm, trước mắt, chúng tôi ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học kết hợp với phương pháp thủ công là dùng kéo để diệt trừ. Với các loại côn trùng, nấm, vi khuẩn, chúng tôi đã tiến hành phun các loại thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, dịp này, người trồng bưởi cũng sẽ chuẩn bị tiến hành tỉa thưa quả và bao quả".

Đặc sản Hà Tĩnh bị sâu bệnh tấn công, nông dân rốt ráo phòng trừ

Ông Dương Bá Quế: Với sâu bệnh trên cây bưởi thì phòng tốt hơn chống.

Ông Lê Quang Vinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết: Năm nay, tỷ lệ đậu quả trên cây bưởi Phúc Trạch thấp hơn các năm trước do các yếu tố thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, nhìn chung, số quả trung bình/1 cây bưởi vẫn cơ bản đảm bảo yêu cầu nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất chung.

Thời gian gần đây, mặc dù xuất hiện nhiều loại sâu, bọ tấn công, đặc biệt là sâu róm, tuy nhiên không phải là bệnh dịch mới nên đa số người dân đã có kinh nghiệm và chủ động phòng trừ. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đang tích cực phối hợp với các địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn người dân kịp thời phòng trừ sâu, bệnh đối với cây bưởi Phúc Trạch cũng như cây trồng khác.

“Riêng đối với cây ăn quả như bưởi, cam... khi quả non trên cây có dấu hiệu nhiễm nấm, nhà vườn cần tiến hành vặt bỏ quả và tiêu hủy để tránh lây lan sang những cành, cây khác. Việc sử dụng các chế phẩm phòng, trừ sâu bệnh cần phun 2-3 lần (mỗi lần cách nhau khoảng 5-7 ngày) để đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh phòng, chữa bệnh, người dân cũng cần chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển” – ông Vinh khuyến cáo.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Hành tăm Vượng Lộc được mùa, "rớt" giá

Thời tiết thuận lợi, vựa hành tăm tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho năng suất cao, song giá bán chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái, dao động từ 30.000 - 33.000 đồng/kg.
Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Tất bật "hồi sinh" đào sau Tết

Những ngày này, các nhà vườn ở Hà Tĩnh đang dồn hết tâm sức vào việc chăm sóc những gốc đào với hy vọng cây sẽ bung nở vào đúng dịp tết Nguyên đán năm sau.
Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Cao điểm tỉa dặm, chăm bón lúa xuân ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, bà con nông dân Hà Tĩnh bắt đầu tập trung lấy nước vào ruộng, tỉa dặm, chú trọng phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ để đảm sự sinh trưởng, phát triển của lúa xuân.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.