Đề xuất chính sách về sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang soạn thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

de xuat chinh sach ve san xuat nong nghiep huu co

Sản xuất nông nghiệp sạch của Công ty TNHH MTV Giống và Vật tư nông nghiệp Mitraco Hà Tĩnh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Việt Nam là nước có lịch sử sản xuất nông nghiệp và phương thức canh tác hữu cơ từ lâu đời. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Việt Nam nghiên cứu, đầu tư các dự án sản xuất hữu cơ và đã giúp cho người nông dân hiểu biết về nông nghiệp hữu cơ, trên cơ sở đó, một số nguyên tắc, phương pháp canh tác hữu cơ và mô hình sản xuất hữu cơ dần hình thành và phát triển ở Việt Nam. Diện tích canh tác, nuôi trồng hữu cơ của nước ta năm 2015 ước đạt khoảng hơn 76 nghìn ha, tăng trên 3,6 lần so với năm 2010.

Mặc dù mới được phát triển ở quy mô và phạm vi chưa lớn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, một số sản phẩm đã được chứng nhận như chè, gia vị, tinh dầu và xuất khẩu đi nhiều nước như Mỹ, Châu Âu. Nhiều hộ nông dân đã liên kết hình thành tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo phương thức tự nguyện áp dụng theo tiêu chuẩn của Hệ thống đảm bảo sự tham gia (PGS) do Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) xây dựng và ban hành. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trong nước chủ yếu là chè và rau quả ở các thành phố lớn. Một số sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, sản phẩm rau quả theo hướng hữu cơ trên thị trường nội địa cũng được người tiêu dùng đánh giá cao và lựa chọn. Đây là cơ hội lớn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, xu hướng tiêu thụ các thực phẩm có chất lượng nhất là các sản phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm, thực trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới.

Trước xu thế sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp và người dân ngày càng gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển chung và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảm bảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xã hội. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới.

Từ tình hình thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu, ban hành Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết của Chính phủ nhằm hạn chế bất cập, tồn tại nêu trên đồng thời giúp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất dự thảo Nghị định sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm 6 chương, 22 điều. Trong đó sẽ nêu rõ quy định về sản xuất sản phẩm hữu cơ; chứng nhận sản phẩm hữu cơ; thanh, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính cũng như chính sách hỗ trợ sản xuất sản phẩm hữu cơ (gồm chính sách về quy hoạch và chuyển đổi đất đai; về tín dụng và ứng dụng công nghệ cao; xúc tiến thương mại; hỗ trợ nguồn nhân lực).

Mời bạn đọc xem toàn văn hồ sơ dự thảo và góp ý tại đây.

Theo chinhphu.vn

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.