Hà Tĩnh phân bổ hơn 25 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Tổng số kinh phí do UBND tỉnh phân bổ sẽ phục vụ nhiều nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới như: Hỗ trợ phát triển sản xuất có liên kết gắn với chuyển đổi số; chương trình OCOP; thực hiện tiêu chí môi trường; nâng cao chất lượng hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng; xây dựng mô hình sinh kế bền vững...

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã ký Quyết định số 3253/QĐ-UBND, ngày 24/9/2021 về việc phân bổ nguồn kinh phí thường xuyên ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2021 với tổng số tiền 25,354 tỷ đồng.

Hà Tĩnh phân bổ hơn 25 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nguồn kinh phí sẽ hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý bưởi Phúc Trạch, cam bù, cam chanh,

Theo đó, phân bổ 25,354 tỷ đồng kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2021 được bố trí tại Quyết định 1379/QĐ-TTg ngày 02/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ cho các địa phương, đơn vị. Nguồn kinh phí phân bổ để thực hiện các nội dung sau:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất có liên kết gắn với chuyển đổi số, như: Chuyển đổi số trong công tác quản trị gắn với quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp toàn tỉnh; chuyển đổi số trong sản xuất và quản lý bưởi Phúc Trạch, cam bù, cam chanh; thí điểm hỗ trợ hộ nông dân chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử theo kế hoạch 1034/QĐ-BTTTT; hỗ trợ triển khai mô hình điển hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số...

- Thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM và chương trình OCOP: Xây dựng 3 mô hình điểm làng, khu dân cư thông minh ở 3 vùng miền; hỗ trợ nhân rộng mô hình làng (khu dân cư thông minh) ở 4 huyện (Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên); xây dựng mô hình xã thông minh (đã đăng ký với trung ương); thực hiện chuyển đổi số trong chương trình OCOP.

- Phân bổ thực hiện tiêu chí môi trường: Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ dân tại 2 xã miền núi biên giới chưa đạt chuẩn; xây dựng công trình thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình (10 xã còn lại chưa đạt chuẩn).

Hà Tĩnh phân bổ hơn 25 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ được hỗ trợ nhân rộng mô hình làng thông minh ở 4 huyện.

- Thực hiện chương trình OCOP: Chi phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm trước khi công nhận; chi phí Hội đồng tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; đào tạo, tập huấn chương trình OCOP (tập huấn bán hàng online, livestream bán hàng trực tuyến; tập huấn quản trị doanh nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm; tập huấn truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng); kiểm tra an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và các quy định theo quy chế quản lý sản phẩm OCOP được UBND tỉnh quy định tại Quyết định số 843/QĐ-UBND ngày 4/3/2021; công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm....

- Nâng cao chất lượng hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng: Mỗi huyện thành phố thị xã một nhà (200 triệu đồng/nhà); huyện Nghi Xuân (xây dựng huyện kiểu mẫu) 2 nhà.

- Xây dựng mô hình sinh kế bền vững, gia đình nông thôn mới kiểu mẫu, khởi nghiệp OCOP, an ninh trật tự.

Hà Tĩnh phân bổ hơn 25 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nhân dân xã Cẩm Bình nâng cấp tiêu chí giao thông, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu trong năm 2021 (Ảnh tư liệu).

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải giao Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các địa phương được giao kế hoạch vốn tại điều 1, quyết định này; khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ thủ tục theo quy định để tổ chức triển khai thực hiện, quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đối tượng và các quy định hiện hành, hướng tới đạt mục tiêu thực hiện bộ tiêu chí xã và huyện NTM; triển khai thực hiện các nội dung được giao chủ trì theo đúng các quy định hiện hành.

Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; đôn đốc các cơ quan, đơn vị được giao sử dụng vốn khẩn trương thanh, quyết toán nguồn vốn ngay khi có khối lượng hoàn thành; tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM theo định kỳ.

Các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung được giao; quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đối tượng và các quy định hiện hành; theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách hướng dẫn UBND các huyện, UBND các xã trong việc triển khai thực hiện các nội dung của chương trình.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm kịp thời phân bổ các nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được giao cho các đơn vị và UBND các xã, đảm bảo đúng nội dung nguồn vốn được giao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tại các đơn vị và các xã, đảm bảo nguồn vốn được quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đối tượng, nội dung và chế độ quy định; thực hiện chế báo cáo theo định kỳ.

UBND các xã được giao kế hoạch vốn khẩn trương phân bổ nguồn vốn và triển khai thực hiện các nội dung được giao theo đúng các quy định hiện hành; quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đối tượng và các quy định; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, kịp thời giải ngân nguồn vốn ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không tập trung thanh toán vào cuối năm.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.