Hà Tĩnh phấn đấu tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 xong trước ngày 30/10

(Baohatinh.vn) - Từ 1/9 - 30/10, Hà Tĩnh tập trung triển khai tiêm vắc-xin đợt 2 năm 2023 cho đàn gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hà Tĩnh phấn đấu tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 xong trước ngày 30/10

Huyện Đức Thọ tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh, thực hiện kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh đã và đang tiến hành rà soát lại tổng đàn hiện có trên địa bàn, chủ động đăng ký mua số lượng vắc-xin các loại theo nhu cầu.

Theo kế hoạch đề ra, đối với đàn trâu, bò, tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục đạt trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng. Đối với đàn lợn, tiêm phòng vắc-xin dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng. Đối với đàn gia cầm, tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng. Hà Tĩnh phấn đấu tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 xong trước ngày 30/10 theo kế hoạch.

Hà Tĩnh phấn đấu tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 xong trước ngày 30/10

Tiêm phòng vắc-xin là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn chuyển mùa, sức đề kháng của vật nuôi giảm.

Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trong thời điểm này hết sức quan trọng bởi vật nuôi đã hết thời gian miễn dịch, thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường, rất dễ phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm như viêm da nổi cục trên trâu, bò, lở mồm long móng, cúm gia cầm...

Theo ngành chuyên môn, các địa phương cần có kế hoạch thực hiện cụ thể, tích cực tuyên truyền để Nhân dân trên địa bàn phối hợp với lực lượng thú y viên trong quá trình triển khai, đảm bảo tiêm phòng đạt tiến độ đề ra với tỷ lệ cao. Người chăn nuôi cũng cần tự giác phối hợp trong công tác tiêm phòng dịch bệnh, chú ý vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để góp phần bảo vệ đàn vật nuôi.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thú y cấp xã, phường, thị trấn; chủ động tham mưu, cung ứng đầy đủ, đảm bảo chất lượng các loại vắc-xin, hóa chất phục vụ công tác tiêm phòng tại các địa phương.

Hiện nay, theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, đàn lợn toàn tỉnh đạt 395.100 con, đàn gia cầm ước đạt 9.910 nghìn con, đàn trâu ước đạt 67.300 con, đàn bò ước đạt 167.720 con.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.