Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

(Baohatinh.vn) - Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có kế hoạch phân bổ vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục nhập từ nước ngoài về cho các địa phương xuất hiện dịch. Hà Tĩnh dự kiến sẽ triển khai tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều trên trâu, bò trong tháng 1/2021.

Trước tình hình trâu, bò của người dân bị chết do dịch bệnh viêm da nổi cục, phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh về hướng xử lý để hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh

PV: Ông có thể thông tin cụ thể hơn về tình hình, diễn biến của dịch bệnh viêm da nổi cục tại Hà Tĩnh đến thời điểm này?

Ông Nguyễn Khắc Khánh: Ngày 15/12/2020, nhận được báo cáo về việc đàn trâu, bò tại xã Mai Phụ (Lộc Hà), xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà) có biểu hiện sốt, bỏ ăn, xuất hiện nốt sần ở vai, bụng, Sở NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Chi cục Thú y vùng 3 tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với virus gây bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Hiện nay, 4 huyện Thạch Hà, Lộc Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên đã ghi nhận có ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Từ đó đến nay, bệnh viêm da nổi cục đã lây lan nhanh, xẩy ra tại 12 xã, thị trấn gồm: Mai Phụ, Phù Lưu, Thạch Châu, thị trấn Lộc Hà (huyện Lộc Hà); Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Khê, Thạch Lạc (huyện Thạch Hà); Phú Phong, Hương Xuân, Hương Trà (huyện Hương Khê); Cẩm Mỹ (huyện Cẩm Xuyên).

Theo đó, có 151 con nhiễm bệnh, trong đó có 10 con bị chết, phải đi tiêu huỷ, gồm 3 con ở Lộc Hà, 7 con ở Thạch Hà với tổng khối lượng hơn 2.100kg.

P.V: Theo ông, những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch hiện nay tại Hà Tĩnh là gì?

Ông Nguyễn Khắc Khánh: Đây là loại dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng nên chưa có phác đồ điều trị cụ thể, gây khó khăn, lúng túng trong công tác chuyên môn từ các đơn vị thuộc trung ương đến địa phương.

Cùng với đó, vắc - xin hiện tại trong nước chưa sản xuất được, phải nhập ngoại và cần thời gian để xem xét, thử nghiệm, đánh giá độ an toàn trước khi đem vào sử dụng rộng rãi.

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Ngành chuyên môn và chính quyền địa phương thực hiện tiêu huỷ bò bị chết do dịch viêm da nổi cục tại huyện Lộc Hà.

Bệnh viêm da nổi cục bùng phát và lây lan tại địa phương trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng của trâu, bò và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch tại các địa phương nhất là việc phun tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại.

Hơn nữa, ý thức của nhiều hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ vẫn còn kém, thiếu quan tâm đến tình hình diễn biến của dịch bệnh, không thực hiện các hướng dẫn mà ngành chuyên môn đã thông tin.

P.V: Ông nhận định như thế nào về diễn biến của dịch bệnh viêm da nổi cục trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Khắc Khánh: Ngành chuyên môn tiếp tục khuyến cao nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục tiếp tục lây lan trên diện rộng trên địa bàn tỉnh là rất cao, nhất là dịp trước và sau tết Nguyên đán.

Chỉ trong vòng gần 1 tháng, loại bệnh này đã xuất hiện tại 4 huyện nên sẽ có điều kiện phát tán nhanh hơn ở các địa phương khác do các véc tơ truyền bệnh đa dạng gồm: ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, vận chuyển...

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm trên các con bò ở xã Mai Phụ, Lộc Hà

Tình hình chăn thả trâu, bò trên các cánh đồng, bãi chăn thả chung còn khá phổ biến ở nhiều địa phương. Nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò dịp tết tăng mạnh, khó kiểm soát hơn. Cùng với đó, thời tiết rét sâu kèm mưa ẩm kéo dài sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, khiến dịch bệnh dễ dàng xâm nhập.

P.V: Ngành chuyên môn khuyến cáo gì đối với chính quyền địa phương, người chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh và hạn chế thiệt hại?

Ông Nguyễn Khắc Khánh: Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã nhập thành công lô vắc - xin bệnh viêm da nổi cục từ nước ngoài về và có kế hoạch phân bổ cụ thể cho các địa phương xuất hiện dịch. Dự kiến, trong tháng 1/2021, Hà Tĩnh sẽ được triển khai tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều trên trâu, bò tại huyện Thạch Hà 2.000 liều và huyện Lộc Hà 1.000 liều. Sau đó, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành theo dõi chặt chẽ tác dụng của vắc - xin trước khi đem vào sử dụng trên quy mô rộng.

Trong khi chờ các kết quả của ngành chuyên môn về việc tiêm thử nghiệm vắc - xin, các địa phương vẫn phải chủ động trong công tác phòng chống, khoanh vùng dịch. Đối với đàn trâu, bò đã bị nhiễm bệnh, người dân có ý thức chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cho vật nuôi. Vào mùa này, cần giữ ấm, che chắn chuồng trại cẩn thận; chủ động nguồn thức ăn dự trữ; nấu thêm thức ăn nóng như cháo loãng, cám ngô, bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin; pha thêm nước muối loãng, ấm để trâu, bò uống.

Những ngày nhiệt độ thấp có thể đốt lửa sưởi trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi... nhưng phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi, tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy chuồng.

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Người dân có thể đốt lửa để sưởi ấm cho trâu, bò vào những ngày thời tiết chuyển rét đậm, rét hại.

Đối với các địa phương đã xuất hiện ổ dịch, tiếp tục tuyên truyền thường xuyên, hướng dẫn về tình hình, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết và tự chủ động trong bảo vệ đàn trâu, bò.

Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, lập cam kết với hộ chăn nuôi để quản lý, chăm sóc đàn trâu, bò bị bệnh tại chỗ; xử lý, tiêu huỷ trâu, bò bị chết đúng quy định; thường xuyên phun tiêu độc khử trùng bằng hoá chất mạnh, vôi bột, lập chốt kiểm soát trực tiếp tại khu vực đã có dịch. Đồng thời, lập đoàn giám sát từ cấp cơ sở đến huyện để kiểm soát các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật.

Hà Tĩnh sẽ tiêm phòng thử nghiệm 3.000 liều vắc - xin phòng chống viêm da nổi cục trên trâu, bò trong tháng 1

Các địa phương đã xuất hiện dịch cần chủ động, không lơ là với dịch bệnh.

Ở các địa phương khác chưa xuất hiện ổ dịch, cần hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát gia súc, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng chống; thực hiện các biện pháp chống đót, rét cho vật nuôi.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.