Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Tiến độ "rùa bò"!

(Baohatinh.vn) - Tính đến đầu tháng 6/2018, tỉnh Hà Tĩnh mới kiên cố hóa được hơn 16 km kênh mương nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng, chỉ đạt 17% kế hoạch.

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Tiến độ rùa bò!

Tiến độ làm kênh mương nội đồng chậm ở nhiều địa phương.

Kết quả đó chủ yếu được thực hiện từ giữa tháng 4 đến nay (trước ngày 13/4, toàn tỉnh mới chỉ triển khai được 0,1 km). Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm, một số địa phương chưa có khối lượng tăng thêm như: Lộc Hà, Nghi Xuân (0km), hoặc tăng thêm rất ít: Hương Khê (0,17km)…

Anh Trần Văn Hùng - người dân xã Hương Xuân (Hương Khê) chia sẻ: Trước vụ thu hoạch, người dân địa phương có tham gia làm thủy lợi như khơi thông mương máng, sẻ phát chứ chưa thực hiện xây dựng kênh bê tông kiên cố mới. Đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, bởi người nông dân cần là kênh mương được bê tông hóa, đảm bảo cho việc tười tiêu lâu dài, ổn định.

Theo Chủ tịch UBND xã Lộc Yên (huyện Hương Khê) Nguyễn Văn Hưng thì năm nay, xã đặt kế hoạch xây dựng mới 2km kênh mương thủy lợi. Tuy nhiên, hiện tại, do người dân đang bận thu hoạch mùa vụ và triển khai sản xuất vụ hè thu nên phải chờ đến khi thu hoạch vụ hè thu, qua mùa lũ mới bắt đầu triển khai xây dựng.

Nói về việc các công trình xây dựng kênh mương bê tông theo cơ chế hỗ trợ xi măng chậm tiến độ, ông Ngô Đức Hợi - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) cho rằng, những tháng đầu năm, phần lớn các địa phương đang chủ yếu tập trung cho việc huy động nguồn lực, lập hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Sau đó, phải tập trung thu hoạch lúa vụ xuân và triển khai sản xuất vụ hè thu. Vì vừa thi công kênh, vừa phục vụ sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tiến độ nên nhiều địa phương triển khai xong vụ hè thu mới bắt đầu tổ chức thi công kênh mương.

Kiên cố hóa kênh mương nội đồng: Tiến độ rùa bò!

Một trong những nguyên nhân chính là do người dân đang tập trung thu hoạch vụ xuân và xuống giống vụ hè thu, khi hoàn thành mới triển khai xây dựng kênh mương thủy lợi.

Ngoài ra, theo quy định mới, tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương nội đồng không thuộc chỉ tiêu đánh giá tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM, nên nhiều địa phương ưu tiên nguồn lực phát triển cho các nội dung khác. Bên cạnh đó, việc huy động đóng góp kinh phí để xây dựng kênh mương ở nhiều địa phương phải chờ sau khi thu hoạch, người dân có thu nhập mới "thuận thu". Người dân phải đóng góp xây dựng nhiều tiêu chí khác trong khi nguồn lực có hạn, nguồn hỗ trợ từ ngân sách các cấp còn thấp nên thiếu kinh phí. Vì vậy, thường thì các công trình kênh mương phải chờ kết thúc mùa vụ mới triển khai thi công.

Để đảm bảo tiến độ làm kênh mương thủy lợi nội đồng, Chi cục Thủy lợi yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị đủ vật liệu, nhân công và các nguồn lực khác tổ chức thi công ngay sau khi tiếp nhận xi măng, tránh tình trạng để xi măng tồn dư, hư hỏng, thất thoát. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thi công xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng, quy mô theo quy định, thực hiện nghiêm việc giám sát cộng đồng.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.