Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

(Baohatinh.vn) - “Bén duyên” với nông nghiệp hữu cơ ở cái tuổi đã ngoài 60, ông Võ Đình Thành (thôn Quy Vượng, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) bước đầu thành công với mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi...

Hạt gạo siêu sạch

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

Để có thể tạo ra những “hạt gạo vàng”, ông Võ Đình Thành phải xây bờ ruộng cao để chống tràn và hạn chế nguồn nước lạ vào.

Từ ruộng rươi vừa mới thu hoạch, ông Võ Đình Thành bốc lên một vốc gạo trắng, nổi bật và rất dễ phân biệt với những hạt gạo truyền thống trong vùng. “Các cô nhìn xem, đây là hạt gạo siêu sạch vì được trồng ở vùng nước sạch thuần khiết, lại không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt là rất đắt hàng!” - ông Thành phấn khởi.

Ấy rồi, phút chốc, ông đi kiểm tra cống ngầm ở ruộng. Cống ngầm mà ông nhắc đến là một trong những yếu tố đảm bảo nước thủy triều lên xuống cho 2,5 ha đất ruộng đang kết hợp sản xuất lúa và nuôi rươi mà gia đình ông đang sản xuất.

2 năm nay, ông Thành là người “mở đường” cho sản xuất gạo ruộng rươi - thứ gạo đặc biệt ở vùng đất ven bờ sông La. Từ dòng La ngọt mát chảy qua hệ thống cống ngầm, rươi theo đó tràn vào ruộng được đắp bờ cẩn thận để sinh sôi nảy nở. Cũng chính trên cánh đồng ấy, ông Thành tiến hành trồng lúa.

Theo ông Thành, rươi là món ăn đặc sản mang lại kinh tế rất lớn, loài này được coi là “lộc trời” đối với bờ hữu sông La. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện ở những vùng cửa sông, có điều kiện phù hợp, nó chỉ sống được trong môi trường đất và nước thật sự sạch. Nhờ vậy mà lúa ở đây bắt buộc phải rất sạch.

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

Ông Thành đầu tư làm cống ngầm cho nước tự nhiên lên xuống và quây lưới để có thể bắt rươi dễ dàng

Trong quá trình sinh trưởng, trước khi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi cây lúa mà không cần bất kỳ loại phân bón nào.

Nuôi giấc mơ “gạo ruộng rươi Yên Hồ”

Xuất phát từ nhu cầu gạo sạch của gia đình đến mong muốn có thể tạo ra sản phẩm “có một không hai”, ông Thành bắt tay cùng Công ty CP CED (TP Hà Tĩnh) làm nông nghiệp sạch.

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

“Trái ngọt” nhận về là những hạt gạo ruộng rươi Yên Hồ trắng trong, thơm ngon, sạch

Bước vào thực hiện vụ lúa đầu tiên, ông như lạc trong “cơn say” thực thụ khi đầu tư hàng tỷ đồng vào san bằng, cải tạo đất hoang hóa kết hợp đất ruộng thành các tầng đất sạch, có độ mùn. Bờ ruộng được đắp cao, tuyệt đối không có nguồn nước lạ vào mà phải sử dụng cống để thủy triều lên xuống.

Chưa hết, ông còn “tay xách, nách mang” đi học hỏi, tìm hiểu về kỹ thuật trồng lúa giống Nhật Bản trên ruộng rươi để cho ra hạt gạo thơm ngon nhất. Tuy nhiên, do không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào, hệ sinh thái được giữ gìn hoàn toàn tự nhiên nên năng suất lúa trồng trên ruộng rươi không cao, chỉ bằng 1/3 ruộng canh tác thông thường, nhưng bù lại thu nhập từ rươi rất cao (năm 2019, ông Thành thu hoạch 7 tạ rươi với giá bán 350 nghìn đồng/kg).

Với giá bán 20.000 đồng/kg, từ vụ lúa đầu tiên ngon hơn mong đợi, ông Thành đã thu về “trái ngọt” khi gạo bán ra bao nhiêu cũng hết. Vụ lúa Đông Xuân năm nay, dự kiến 12 tấn gạo của ông Thành sẽ thu về trên 200 triệu đồng chưa kể thu nhập từ rươi.

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

Cùng với đó, là “lộc trời” có giá bán từ 400-600.000 đồng/kg

Tự tin với sản phẩm của mình, ông nông dân “tay ngang” tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, liên kết với Công ty CP CED phát triển ý tưởng sản phẩm, mẫu mã bao bì, quy trình sản xuất và chiến lược tiêu thụ “ngọc trời”; giải quyết cho 5-7 lao động địa phương và không quên “nuôi giấc mơ” xây dựng gạo ruộng rươi trở thành đặc sản quê hương.

Với thành công bước đầu, ông Thành đã tạo cảm hứng cho nhiều người dân trong vùng chuyển sang việc trồng lúa trên diện tích canh tác rươi với các giống mới phù hợp.

Ông Bùi Anh Sơn - Chủ tịch UBND xã Yên Hồ cho biết: "Tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà hiện nay toàn xã có gần 20 ha đất ruộng hữu cơ được người dân tận dụng trồng lúa kết hợp làm rươi. Ngoài những gia đình đầu tư vào ruộng gạo rươi lớn như gia đình bác Võ Đình Thành thì xã còn có trên 15 hộ sản xuất gạo rươi nhỏ lẻ.

Với nhiều tín hiệu tích cực từ hạt gạo hữu cơ, xã cũng đang từng bước phấn đấu đưa gạo ruộng rươi Yên Hồ trở thành sản phẩm OCOP, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và người tiêu dùng, từ đó từng bước góp phần xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao".

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

Sản phẩm gạo ruộng rươi Yên Hồ được Công ty CP CED bao tiêu, đóng gói với mẫu mã đẹp giới thiệu ra thị trường

Say trong những cánh đồng lúa vàng óng, dù không còn trẻ nhưng mỗi ngày, ông Thành lại tha thiết với những hạt gạo sạch Yên Hồ. Bởi với ông, gạo ruộng rươi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Hơn hết, đó cũng chính là cách để người nông dân trả nợ hạt lúa quê hương từng nuôi ông khôn lớn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.