“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

(Baohatinh.vn) - Phát huy nghề truyền thống, cơ sở sản xuất Bích Lan đang hướng tới “nâng tầm” mực ống tươi ngon, phơi một nắng của quê biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) thành sản phẩm OCOP.

Video: Quy trình chế biến sản phẩm mực một nắng của cơ sở Bích Lan (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà).

Hơn 10 năm nay, mực một nắng của cơ sở Bích Lan ở thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà) là một trong những sản phẩm được thị trường tin dùng.

Phát huy nghề truyền thống, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu dồi dào, những năm gần đây, cơ sở chế biến này đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới tư duy sản xuất, kinh doanh để nâng tầm sản phẩm, tăng doanh số.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Nguồn mực ống nguyên liệu dồi dào, tươi ngon của quê biển Thạch Kim là điều kiện thuận lợi để cơ sở Bích Lan chắp cánh thương hiệu.

Với hệ thống nhà xưởng, kho đông khá hiện đại, được đầu tư lên đến 12,5 tỷ đồng, hiện cơ sở Bích Lan đã chế biến được 6,3 tấn sản phẩm/năm, cho doanh thu gần 7 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 860 triệu đồng/ năm, giải quyết việc làm cho 40 lao động thời vụ và 4 lao động thường xuyên.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Sau khi được thu mua, mực ống tươi đã được sơ chế bằng cách mổ tách đôi, bỏ nội tạng, rửa sạch sẽ, để ráo nước.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan - chủ cơ sở chia sẻ: “Sản phẩm của chúng tôi được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu mực ống tươi nguyên, chất lượng loại 1, được đặt mua (yêu cầu riêng về kích cỡ, độ tươi, cách bảo quản…) từ các chủ tàu đánh bắt ở Thạch Kim.

Đặc biệt, chúng tôi thường lựa chọn loại mực ống, khai thác bằng hình thức câu, chiều dài tối thiểu 30 cm, còn tươi và nguyên con để chế biến nhằm đảm bảo cả về chất lượng, lẫn hình thức”.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Mực tươi sau sơ chế được đưa ra bày phơi cẩn thận trên sàn nhà kho đông lạnh hoặc những ở những khu vực cao ráo, thông thoáng, sạch sẽ.

Với phương châm đề cao chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giữ hương vị đặc trưng, trong quá trình chế biến, cơ sở Bích Lan không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia để gây màu, gây mùi, tăng độ dai....

Sau khi được thu mua tại bến, mực được đưa về mổ tách đôi, bỏ nội tạng, rồi rửa sạch với nước muối pha loãng; để khô ráo thì phơi dưới nắng nóng từ 8-10 tiếng (tùy thời tiết), rồi thu gom, để nguội, kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói, cấp đông và tiêu thụ.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Khu vực phơi mực được che chắn bằng lưới thoáng để vừa đảm bảo sản phẩm có thể hong khô, vừa ngăn ngừa ruồi nhặng, bụi bẩn.

Hiện tại, dù công việc sản xuất, kinh doanh khá ổn định, nhưng với mong muốn chắp cánh cho đặc sản quê hương bay xa và giải quyết thêm nhiều việc làm cho con em địa phương nên cơ sở chế biến Bích Lan quyết định sẽ đầu tư thêm 700 triệu đồng để nâng cấp trang thiết bị, máy móc, công nghệ với quyết tâm xây dựng mực một nắng của mình thành sản phẩm OCOP.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Sau khi phơi 8-10 tiếng (tùy độ nắng nóng) thì mực được thu gom, để nguội, đóng gói, hút chân không rồi cấp đông chờ tiêu thụ.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng cường nhận diện thương hiệu, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, từng bước mở rộng thị trường và hệ thống đại lý phân phối.

Chúng tôi phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản lưởng 10-30%/năm, doanh thu tăng lên 8 tỷ đồng (năm 2021), hơn 9 tỷ đồng (năm 2022) và giữ mức lợi nhuận 10-12% tổng doanh thu hàng năm”, chị Nguyễn Ngọc Lan cho hay.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Đoàn kiểm tra, khảo sát các sản phẩm được giới thiệu xây dựng OCOP đánh giá cao quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và chiến lược phát phát triển của cơ sở Bích Lan.

Anh Đặng Hải Quân ở Quảng Trạch (Quảng Bình) đánh giá: “Dù trong chúng tôi có rất nhiều nguồn hàng của các tỉnh Nam Trung Bộ nhưng tôi vẫn lựa chọn làm đại lý cho cơ sở Bích Lan bởi sản phẩm ở đây được đánh bắt từ vùng biển có độ mặn thấp, bảo quản và chế biến tốt.

Nhờ vậy, mực có thịt màu trắng trong, có vị ngọt tự nhiên, ăn dai, đậm đà, thơm ngon, khác với vị mực ở nơi khác. Khách hàng cũng rất ưa chuộng sản phẩm này vì có thể nướng, rán, rim mặn, có thể dùng trong bữa cơm gia đình, xuất hiện trên bàn tiệc sang trọng hay làm quà biếu...”.

“Nâng tầm” mực ngon quê biển Lộc Hà thành sản phẩm OCOP

Để hướng tới đạt chuẩn OCOP 3 sao, ngoài chất lượng tốt thì sản phẩm mực một nắng của cơ sở Bích Lan còn hướng tới làm mẫu mã đẹp và tăng cường nhận diện thương hiệu.

Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Lộc Hà Phan Bá Ninh cho biết: “Qua đánh giá sơ bộ của chúng tôi và đoàn kiểm tra của tỉnh, sản phẩm mực một nắng của cơ sở Bích Lan là một trong những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và quy trình sản xuất đạt chuẩn nên đang được xem xét để công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trong thời gian tới”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.