Nhiều địa phương ở Hương Sơn có thể “lỗi hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao

(Baohatinh.vn) - Nhiều khả năng các xã Sơn Châu, Sơn Trung, Sơn Lễ và Quang Diệm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) lỗi hẹn về đích xã nông thôn mới nâng cao trong năm nay vì vướng tiêu chí 18.1.

Nhiều địa phương ở Hương Sơn có thể “lỗi hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao

Công nhân Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn lắp đặt, mở rộng mạng lưới khách hàng tại Hương Sơn.

Là địa phương giáp ranh thị trấn Phố Châu - nơi đứng chân của Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn, nên xã Sơn Trung có điều kiện trong thực hiện tiêu chí số 18.1 (tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung phải đảm bảo đạt từ 55% số hộ dân trở lên) để cán đích NTM nâng cao trong năm nay. Thế nhưng đến nay, toàn xã Sơn Trung có chưa đến 20% trong số 1.300 hộ dân được sử dụng nguồn nước đúng quy định.

"Nhiều khả năng Sơn Trung chưa thể về đích xã NTM nâng cao trong năm nay vì vướng tiêu chí 18.1. Để đầu tư, hoàn thiện hệ thống cấp nước phải cần nguồn vốn lớn trong khi xã chưa biết huy động nguồn ở đâu”, ông Nguyễn Tiến Thích - Chủ tịch UBND xã Sơn Trung trăn trở.

Tương tự, tiêu chí liên quan đến nước sạch cũng được coi là bài toán chưa có lời giải đối với các xã Sơn Châu, Sơn Lễ, Quang Diệm trong hành trình xây dựng về đích xã NTM nâng cao.

Nhiều địa phương ở Hương Sơn có thể “lỗi hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao

Trụ sở UBND xã Sơn Lĩnh khá khang trang

Năm 2022, huyện Hương Sơn đã vào cuộc huy động tối đa mọi nguồn lực về kinh phí, con người hỗ trợ xã Sơn Lĩnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thành công, Sơn Lĩnh không thể về đích vì vướng tiêu chí 18.1.

Việc xã Sơn Lĩnh “lỡ hẹn" nhiệm vụ xây dựng NTM nâng cao vì tiêu chí nước sạch ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý đối với địa phương cận kề là xã Quang Diệm. Theo ông Nguyễn Xuân Cảnh - Bí thư Đảng uỷ xã Quang Diệm, với việc “trắng” nước sạch, địa phương đã không thể hoàn thành nhiệm vụ đặt ra là về đích NTM nâng cao trong năm nay.

Nhiều địa phương ở Hương Sơn có thể “lỗi hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao

Cán bộ xã Quang Diệm cùng người dân tham gia cắt tỉa hàng rào xanh.

Nguyên nhân là dự án đầu tư nhà máy nước tại thôn Hữu Trạch, xã Quang Diệm đã được lập cách đây hơn 5 năm nhưng đến nay vì rất nhiều lý do vẫn chưa thể triển khai.

Tương tự như Quang Diệm, dự án xây dựng nhà máy nước sạch tại thôn Đình, xã Sơn Châu đã được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư xây dựng 12 tỷ đồng hiện vẫn chưa thể triển khai vì xã không có tiền đối ứng.

“Để xây dựng nhà máy nước sạch tại thôn Đình, 1.033 hộ dân xã Sơn Châu phải đóng góp trên 1,85 tỷ đồng đồng tiền đối ứng (bình quân mỗi hộ đóng 1,8 triệu đồng). Số tiền quá lớn nên người dân chưa đồng thuận", ông Hồ Phạm Tuân - Chủ tịch UBND xã Sơn Châu cho hay.

Nhiều địa phương ở Hương Sơn có thể “lỗi hẹn” về đích nông thôn mới nâng cao

Theo kế hoạch, Nhà máy nước Sơn Tiến lấy nước từ hồ chứa nước Khe Cò (Sơn Lễ) có trữ lượng 4 triệu m3

Để tìm hướng tháo gỡ “nút thắt” về nước sạch cho xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn hiện đang gấp rút hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xây dựng nhà máy nước Khe Cò ở xã Sơn Tiến.

Theo kế hoạch, nhà máy được xây dựng trên khuôn viên 1.000m2 tại thôn Thịnh Tiến, xã Sơn Tiến với tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 62 tỷ đồng được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 1 cung cấp nước sạch cho gần 3.000 hộ dân 2 xã Sơn Lễ, Sơn Tiến. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục mở rộng, nâng công suất để cung cấp nước thêm cho các xã: Tân Mỹ Hà, An Hoà Thịnh, Sơn Long, Sơn Trà, Sơn Châu.

Thế nhưng, theo lãnh đạo xã Sơn Tiến, cuối năm 2023, hồ sơ thủ tục liên quan và công tác GPMB dự án mới có thể hoàn tất và dự kiến đến năm 2024 mới triển khai thi công.

Trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh, ông Nguyễn Kiều Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Đối với tiêu chí nước sạch trong xây dựng xã NTM nâng cao, huyện cũng đã đề xuất với tỉnh nên có sự điều chỉnh phù hợp, nhất là đối với huyện miền núi địa bàn rộng, bị chia cắt như Hương Sơn, việc đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch cho các xã tốn rất nhiều kinh phí và “nằm ngoài tầm” của huyện. Nếu không có sự chia sẻ từ các cấp, ngành đối với tiêu chí nước sạch, chắc chắn nhiều địa phương ở Hương Sơn sẽ lỡ hẹn NTM nâng cao trong năm 2023”.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.