Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ”

(Baohatinh.vn) - Việc sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ" sẽ góp phần tăng độ nhận diện, tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm gạo đặc sản của Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Chiều 18/8, UBND huyện Đức Thọ phối hợp với Sở KH&CN Hà Tĩnh, đơn vị tư vấn Công ty Luật ALIAT (TP Hồ Chí Minh) tổ chức hội thảo lấy ý kiến bổ sung hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ”.

Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ”

Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Phan Trọng Bình và Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Trần Hoài Đức chủ trì hội nghị.

Huyện Đức Thọ hiện có 101 ha sản xuất lúa trên ruộng rươi gồm 3 loại giống chủ lực: ST 24, ST 25, VNR 20. Trong đó, xã Bùi La Nhân 47 ha, xã Yên Hồ 43 ha và xã Quang Vĩnh 11 ha.

Đặc điểm của sản xuất lúa trên diện tích đất có rươi, cáy là sản xuất hữu cơ 100%, không dùng thuốc trừ sâu, không sử dụng phân hóa học mà chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai để đảm bảo sự phát triển của rươi, cáy nên năng suất lúa ruộng rươi không cao bằng lúa sản xuất thông thường.

Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ”

4 phương án logo chứng nhận nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ” đang được lấy ý kiến.

Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất, sản phẩm gạo ruộng rươi được bán cao gấp 2 lần so với gạo được sản xuất thông thường (1kg rạo ruộng rươi có giá 35.000 đồng), đưa lại hiệu quả cho người sản xuất. Ngoài ra mỗi năm người nông dân còn có thu nhập từ thu hoạch rươi, cáy bình quân từ 100-150 triệu/ha/năm.

Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gạo rươi Đức Thọ”

Các đại biểu tham dự thảo luận về mẫu logo, bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất.

Tại hội nghị, Công ty Luật ALIAT đã báo cáo tổng quan các phương án đề xuất để lấy ý kiến thống nhất hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươu Đức Thọ” như: mẫu nhãn hiệu chứng nhận; danh mục sản phẩm, dịch vụ; tiêu chí chứng nhận và phương pháp chứng nhận về nguồn gốc của sản phẩm; tiêu chí chứng nhận và phương pháp chứng nhận về giống và chất lượng sản phẩm; bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản xuất...

Cùng với đó, các đại biểu tham dự đã trao đổi, góp ý từng nội dung, đặc biệt mẫu logo, bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất, hướng phát triển bền vững thương hiệu gạo rươi….

Thời gian tới, huyện Đức Thọ sẽ phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện các góp ý của đại biểu để đưa ra các văn bản, biểu mẫu đặc trưng, phù hợp với địa danh Đức Thọ cho nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ”, hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở KH&CN để trình UBND tỉnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.