Vị giám đốc nâng tầm nông nghiệp Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gần 26 năm gắn bó với các đề tài, dự án liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đến bây giờ, người phụ nữ ấy vẫn đang miệt mài nghiên cứu công nghệ sản xuất mới giúp bà con nông dân Hà Tĩnh nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Vị giám đốc nâng tầm nông nghiệp Hà Tĩnh

Chị Dương Thị Ngân (người thứ 2 bên trái) giới thiệu công nghệ náo đảo tự động sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước mắm với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương.

Chị là Thạc sỹ Dương Thị Ngân (SN 1973) - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh (Sở KH&CN). Chị Ngân công tác trong lĩnh vực KH&CN từ năm 1994, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nói về những đề tài đặc biệt trong sự nghiệp, chị Ngân cho hay: “Mỗi đề tài, dự án khoa học đều mang đến những ấn tượng riêng, nhưng có lẽ, việc hoàn thành công trình nghiên cứu sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời là một trong những đề tài khiến tôi vui nhất.

Tôi sinh ra ở làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), từ nhỏ, thấy người dân quê hương làm nước mắm rất vất vả, tôi luôn đau đáu nỗi niềm. Vì thế, khi có cơ hội, tôi cùng cộng sự nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cấp công nghệ náo đảo tự động, kết hợp giữa năng lượng mặt trời và hệ thống ổn nhiệt để tạo ra nhiệt độ phù hợp nhất giúp chuyển hóa tối đa nguyên liệu. Ứng dụng trên thực tế cho thấy quy trình công nghệ mới rút ngắn thời gian chế biến nước mắm khoảng 6 tháng và lượng nước mắm cốt thu được nhiều hơn 30% so với trước”.

Vị giám đốc nâng tầm nông nghiệp Hà Tĩnh

Chị Ngân hướng dẫn bà con nông dân cách sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, chị còn có rất nhiều đề tài có giá trị thực tiễn cao, mang lại lợi ích cho người dân như: ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, giúp tiết kiệm tiền mua phân bón hóa học cho các nông hộ; đề tài nhân giống hoa cúc phát triển nguồn gen các cây dược liệu mộc hoa trắng, xích đồng nam; hoàn thiện quy trình nghề nuôi ong lấy mật, nuôi lợn rừng; thử nghiệm thành công đưa lạc vào trồng vụ hè thu…

Gần đây nhất, chị Ngân đang phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh nghiên cứu đề tài “Đồng bộ hóa công tác quản lý và kỹ thuật trong phân loại xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt tại nguồn”. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

Vị giám đốc nâng tầm nông nghiệp Hà Tĩnh

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh trao bình lọc nước cho người dân Thạch Hà (ảnh tư liệu).

Từ năm 2017 đến nay, với vai trò là Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh - đơn vị tự chủ, tự trang trải 100% kinh phí chi thường xuyên, chị từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong công tác chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, tạo ra các sản phẩm khoa học gắn với thị trường, tạo nguồn thu, chăm lo đời sống cho 20 nhân viên và nhiều lao động thời vụ.

Hiện, trung tâm được đầu tư khang trang với nhiều xưởng sản xuất, nhà lưới, phòng thí nghiệm, vườn ươm. Đây là điều kiện thuận lợi hơn để chị và các đồng nghiệp phát huy thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng và sản xuất các sản phẩm KH&CN. Từ các công nghệ đã làm chủ, trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật và sản xuất sản phẩm bán ra thị trường. Nhờ đó, tăng trưởng đạt trên 20%, nguồn thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ KH&CN của trung tâm đạt từ 5-6 tỷ đồng/năm.

Chia sẻ về hành trình nỗ lực, đam mê của mình, chị Ngân cho biết: “Càng làm, tôi càng thấy say mê. Tâm niệm duy nhất của tôi là làm thế nào để mang đến nhiều ứng dụng thực tế nhất cho người dân vì mục tiêu phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, giảm ô nhiễm môi trường”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.