[Video] “Mướt mắt” vườn rau thủy canh 350m2 của cụ bà U70 ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dù đã ở tuổi 70 nhưng bà Nguyễn Thị Bích Khương (SN 1950, trú tại phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn đam mê làm nông dân với mô hình vườn rau thủy canh an toàn, năng suất cao.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Đam mê nghề nông từ lâu, cùng với mong muốn trồng rau sạch cho con cháu ăn nên bà Bích Khương đã mạnh dạn vào tận Đà Lạt để học hỏi. Năm 2016, dồn vốn liếng có được cùng sự giúp đỡ của con cháu, bà Khương đầu tư trang trại rau thủy canh tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Sau khi lên ý tưởng, bà liên hệ với Công ty Rau sạch Bùi Gia Phát (thành phố Hà Tĩnh) để lắp đặt, thiết kế, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Việc đầu tư khá tốn kém bao gồm hệ thống nhà kính, hệ thống dẫn nước, dàn đỡ, giá thể, máy bơm và hạt giống… Trong đó, nhiều thiết bị và hạt giống phải nhập từ nước ngoài.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Rau trồng trong nhà của bà Khương đa số theo phương pháp thủy canh. Theo phương pháp này, gia đình không phải làm đất, không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại mà có năng suất cao hơn từ 25% đến 50%. Ngoài ra, các dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế nên rất an toàn, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Với diện tích 350m2, vườn rau ước tính có 20 giàn với hơn 3.000 cây và 300 củ, quả. Loại rau chủ yếu được trồng là cải ngũ sắc, cải bó xôi, xà lách Mỹ. Do chất dinh dưỡng được pha trong nước, tự động luân chảy 24/24h nên cây phát triển rất đồng đều, non xanh mơn mởn và không bị sâu bệnh

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Các loại rau thủy canh trước khi đem ra gieo trồng phải được ươm trong những giá thể chứa xơ dừa xay nhuyễn cho nảy mầm. Đối với các loại củ quả gieo trong chậu, bà Khương chỉ gieo từ 1-3 hạt giống để khi sinh trưởng, cây có đủ diện tích và dinh dưỡng phát triển. Khoảng cách bố trí các chậu cây từ 3-5cm.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Khu vườn rau thủy canh của bà hoàn toàn được cách ly với bên ngoài, không có sâu bệnh. Thường xuyên được bơm tưới 15 phút một lần và khử trùng bằng vôi bột, hoặc nước ngâm gừng tỏi. Chỉ sau khi gieo giống 45 ngày, vườn rau của bà đã có thể thu hoạch được những chậu cây “xanh mướt” như thế này, trọng lượng mỗi cây trên dưới 200 g.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh
video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Ưu điểm khác của mô hình mà bà Khương đang làm là tỷ lệ hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được, do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Sản phẩm sau khi thu hoạch được bọc bao nilong cẩn thận, an toàn, vệ sinh sạch sẽ. Trong thời gian tới, bà Khương sẽ làm thủ tục đăng kí thủ tục kiểm định an toàn và truy xuất nguồn gốc cho vườn rau thủy canh.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Hiện toàn bộ rau của vườn bà Khương đã được Trường Mầm non tư thục Nguyễn Du bao tiêu để phục vụ bữa ăn cho các em nhỏ.

video muot mat vuon rau thuy canh 350m 2 cua cu ba u70 o ha tinh

Bà Khương chia sẻ: "Mặc dù mới phát triển nhưng đã có nhiều người đến tham quan và học tập mô hình trồng rau thủy canh này. Tôi mong sẽ ngày càng có nhiều hơn những vườn rau như thế này nữa để cung cấp rau sạch, an toàn, giá rẻ cho bữa ăn của các gia đình."

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.