Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn (Hà Tĩnh), nữ cán bộ đoàn xã Sơn Ninh Đặng Thị Khánh Ly đã năng động, sáng tạo xây dựng thương hiệu trám muối Hùng Ly cho hiệu quả kinh tế cao.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Đặng Thị Khánh Ly (SN 1990) ở thôn Trà Sơn, xã Sơn Ninh (Hương Sơn) vừa là một Phó Bí thư Đoàn xã vừa là chủ cơ sở sản xuất, chế biến đóng gói trám đen. Cơ sở của chị chuyên chế biến sản phẩm trám muối, trám sấy khô mang thương hiệu Trám muối Hùng Ly.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Nói về ý tưởng khởi nghiệp của mình, chị Ly cho biết: Xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” đặc sản trám đen. Vào mùa thu hoạch, hàng trăm cây cho quả với sản lượng lớn, được các thương lái từ Nghệ An vào “săn lùng”. Tuy nhiên, trám đen chỉ thu hoạch trong khoảng thời gian 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9), người dân bán trám tươi hoặc muối theo cách truyền thống nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Việc chế biến trám theo cách truyền thống như cách muối dưa, cà làm trám mất đi hương vị đặc trưng. Không chỉ vậy, người dân thường bảo quản trong các lọ nhựa, sành nên dễ lên men, bị mốc xanh, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Từ suy nghĩ, trăn trở đó, tôi mong muốn đưa sản phẩm đặc trưng của quê hương thành sản phẩm an toàn, chất lượng và xây dựng thành sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị ” - Chị Ly chia sẻ.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Sau nhiều tháng tìm tòi, học hỏi, đầu tháng 3/2021, chị Ly đã mạnh dạn bỏ ra hơn 200 triệu đồng đầu tư nhà xưởng, mua sắm các trang thiết bị, máy móc về chế biến, bảo quản trám đen bán ra thị trường lâu dài.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Vào mùa thu hoạch, chị đi gõ cửa từng nhà để thu mua trám tươi của người dân ở các xã Sơn Ninh, Sơn Bằng về chế biến, bảo quản. Để đảm bảo chất lượng, chị thử trám ngay tại vườn và sẵn sàng trả giá cao hơn thị trường để có sản phẩm đầu vào tốt nhất. Mùa trám năm nay, cơ sở của chị thu gom được hơn 7 tấn trám tươi.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Sau khi có nguồn nguyên liệu, các công nhân ở cơ sở chế biến của chị sẽ loại bỏ những quả hư hỏng, đem rửa sạch để ráo nước và om chín trám. Trám sau khi chín sẽ được ngâm trong nước muối 10% đun sôi để nguội mới được đóng vào lọ thuỷ tinh, có thể bảo quản được 5 - 6 tháng.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

"Om trám cũng đòi hỏi làm đúng kỹ thuật nếu không quả trám bị sần, không đảm bảo chất lượng”- chị Ly cho hay

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Ngoài sản phẩm trám muối ăn liền, cơ sở chị Ly còn chế biến thêm sản phẩm trám sấy khô. Đây là loại trám tươi được rửa sạch bỏ hạt đem sấy khô cho vào bao hút chân không. Sản phẩm này có thể dùng quanh năm nên cũng rất được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Nhờ áp dụng kỹ thuật bảo quản và chế biến mới, thời điểm này, dù đã hết mùa nhưng cơ sở chế biến trám Hùng Ly vẫn luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. “Tiếng lành đồn xa”, sản phẩm trám muối Hùng Ly được nhiều người tìm mua nhờ hương vị thơm, ngon, an toàn và mẫu mã đẹp.

Nữ cán bộ đoàn khởi nghiệp từ “đặc sản” trám đen Hương Sơn

Từ tháng 8/2021 đến nay, cơ sở chế biến đóng gói trám đen Hùng Ly sản xuất và bán ra thị trường được gần 7.000 lọ trám muối loại (550 gam và 950 gam), bán với giá từ 70 – 100 nghìn đồng/lọ và hơn 1.000 sản phẩm trám sấy khô bán có giá 130 nghìn đồng/gói, thu về hơn 650 triệu đồng, lãi hơn 150 triệu đồng. Hiện tại, cơ sở vẫn tiếp tục sản xuất chế biến các sản phẩm trám nhằm phục vụ người tiêu dùng từ nay đến dịp tết Nguyên đán 2022, đồng thời từng bước thực hiện xây dựng sản phẩm OCOP của huyện.

Từ sản phẩm đặc trưng của địa phương, chị Đặng Thị Khánh Ly – nữ cán bộ đoàn xã đã phát huy được tinh thần xung kích của tuổi trẻ, năng động, sáng tạo trong phong trào thanh niên khởi nghiệp. Bước đầu, cơ sở sản xuất chế biến đóng gói trám đen Hùng Ly đã mang lại hiệu quả về kinh tế, từng bước đưa sản phẩm này sớm đạt chuẩn OCOP trong năm 2021.

Ông Nguyễn Xuân Huy – Chủ tịch UBND xã Sơn Ninh

Chủ đề Khởi nghiệp

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.