(Baohatinh.vn) - Qua đánh giá, phân hạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 sản phẩm đủ điều kiện tham gia OCOP cấp tỉnh đợt 2 năm 2021.
Sản phẩm trám muối Hùng Ly của hộ kinh doanh Đặng Thị Khánh Ly ở xã Sơn Ninh
Huyện Hương Sơn vừa tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện đợt 2 năm 2021 cho 15 sản phẩm của 10 cơ sở trên địa bàn.
Các sản phẩm được huyện đánh giá, phân hạng trong đợt này hầu hết là những sản phẩm chủ lực, thế mạnh của từng địa phương như: dầu vừng và trà đậu đen (xã An Hòa Thịnh); tinh dầu trện và tinh dầu sả chanh Bảo Trân (xã Sơn Tây); sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy khô và rượu đông trùng hạ thảo Thiên Tâm (xã Quang Diệm); xúc xích và thịt bồ câu Thảo Mộc (thị trấn Phố Châu); cao xương hươu và bộ nhung hươu Việt Gold (xã Sơn Châu); trám muối Hùng Ly (xã Sơn Ninh); ngũ cốc dinh dưỡng Thu Lê (xã Sơn Phú); thịt lợn rừng Nam Giang (xã Sơn Trường); thịt lợn thảo dược Nam Tiến (xã Sơn Bình) và gà đồi Hiền Tâm (xã Sơn Lễ).
Sản phẩm thịt lợn thảo dược Nam Tiến của hộ kinh doanh Trần Quang Điệp ở xã Sơn Bình.
Sau khi đánh giá, phân hạng sản phẩm, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hương Sơn sẽ tiếp tục cùng các chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ để đề xuất Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy khô và rượu đông trùng hạ thảo Thiên Tâm ở xã Quang Diệm.
Được biết, toàn huyện hiện có 32 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao và 1 sản phẩm đạt hạng 4 sao. Các sản phẩm đã được công nhận nâng tầm thương hiệu và phát triển ổn định, bền vững.
Các sản phẩm đủ điều kiện tham gia đạt chuẩn OCOP (đợt 2) năm 2021 của huyện đa dạng, phong phú, được các chủ cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng, xây dựng và bảo hộ logo, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm website, hệ thống bao bì, tem nhãn, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.
Ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.
Để đảm bảo vụ xuân 2025 thắng lợi, các địa phương, đơn vị quản lý ở Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng lúa giống, vật tư nông nghiệp ngay từ đầu vụ.
Theo kết quả bình chọn sản phẩm tiêu biểu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và kết quả xét tặng Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh có 2 sản phẩm được vinh danh.
Hơn 6 tháng thả nuôi, giống trai lấy ngọc của cựu chiến binh Trần Đình Đức (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển tốt, dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng trong chu kỳ nuôi 3 năm.
Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 9/12/2024 của UBND tỉnh về việc cấp kinh phí thưởng xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đồng loạt ra quân cao điểm hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024.
Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
Các tham luận, ý kiến tại toạ đàm đã làm rõ những hạn chế, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Thời điểm xuống giống vụ xuân 2025 ở Hà Tĩnh dự báo trùng các đợt rét đậm, rét hại nên bà con nông dân cần chủ động ứng phó để sản xuất an toàn trong vụ mùa quan trọng nhất năm.
Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, nông dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) kỳ vọng cung ứng nhiều loại rau củ, hoa tươi phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Nhờ chăm sóc đúng quy trình nên dứa Cayden - loại cây có mặt trong sách top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam đã "bén đất" Vũ Quang (Hà Tĩnh), hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng kinh tế.
Cây niễng được trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả ở xã Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với chi phí thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân.
Các đợt mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến vụ đông năm 2024 ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Những ngày hửng nắng, bà con đã tiếp tục bám đồng để kịp thời sản xuất.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Ông Nguyễn Đình Phúc ở TDP Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) là người khởi xướng và truyền cảm hứng đổi mới sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn.