Hương Sơn có 24 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chương trình ““Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đăng ký tham gia 24 sản phẩm trong năm 2021.

Hương Sơn có 24 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021

Sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng Thu Lê của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Lê ở thôn Cửa Nương, xã Sơn Phú

Hương Sơn hiện có 24 sản phẩm đủ điều kiện đăng ký tham gia sản phẩm OCOP năm 2021. Trong đó có 5 tổ chức và 14 cá nhân tham gia thuộc các xã: Sơn Lễ, Sơn Giang, Sơn Kim 1, Kim Hoa, Sơn Châu, An Hòa Thịnh, Quang Diệm, Sơn Trường, Sơn Phú, Sơn Tây, Sơn Hồng, Sơn Bằng và thị trấn Phố Châu.

Các sản phẩm tham gia năm nay đa dạng với nhiều chủng loại, đặc sắc như: Cam bù sấy dẻo Duy Đức, Đông trùng hạ thảo sấy Thiên Tâm, Thịt lợn rừng Nam Giang; măng muối Kim Dung; tinh dầu tràm Bảo Tuân; gà đồi Hiền Tâm; ngũ cốc dinh dưỡng Thu Lê...

Hương Sơn có 24 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2021

Sản phẩm tinh dầu tràm Bảo Tuân của hộ kinh doanh Pham Đức Thanh ở thôn Hồ Sen, xã Sơn Tây

Trong số 24 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2021, hiện một số sản phẩm đã sản xuất đại trà đưa ra thị trường tiêu thụ, mang lại hiệu quả về kinh tế.

Theo bà Uông Thị Kim Yến – Trưởng phòng NN&PTNT huyện, năm nay, toàn huyện có 26 ý tưởng đăng ký tham gia OCOP nhưng qua kiểm tra, thẩm định đủ điều kiện cho 24 sản phẩm. Những sản phẩm trên hầu hết là chủ lực, thế mạnh của từng địa phương. Hiện tại, các sản phẩm và ý tưởng sản phẩm đã được Văn phòng Điều phối NTM huyện đăng ký tham gia OCOP cấp tỉnh năm 2021".

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.