Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

(Baohatinh.vn) - Sản phẩm thịt dê tươi đạt chuẩn OCOP ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) được hút chân không, bảo quản sạch, giữ được độ tươi lâu đang được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Sản phẩm thịt dê Long Thương “nức tiếng" của anh Đào Quang Long ở thôn Hồng Hà, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn) vừa được tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao vào cuối năm 2020.. Anh Long cho biết: anh theo nghề kinh doanh thịt dê tươi - đặc sản của huyện miền núi Hương Sơn được gần 4 năm. Tuy nhiên, thịt dê tươi bán ra cho khách hàng được bỏ trong túi ni lông đơn giản dẫn đến vi sinh vật dễ xâm nhập, thịt nhanh hỏng...

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

“Đổi mới kinh doanh, tháng 2/2020, tôi mạnh dạn bỏ ra gần 500 triệu đồng đầu tư nhà xưởng sơ chế, bảo quản nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm thịt dê cỏ Hương Sơn, đồng thời mong muốn tạo bước “đột phá” cho hoạt động kinh doanh của gia đình” – anh Long chia sẻ thêm.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Ngoài chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà xưởng, đầu tư các trang thiết bị sản phẩm OCOP của tỉnh, cơ sở thịt dê Long Thương còn nhận được sự đồng hành của chính quyền địa phương từ xã, huyện nên chỉ sau 3 tháng xây dựng đã hoàn thành đi vào sản xuất, kinh doanh.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Sản phẩm thịt dê tươi Hương Sơn được làm trong môi trường sạch, sản phẩm hút chân không giữ được độ tươi ngon, bảo quản lâu hơn khiến nhiều khách hàng hài lòng. “Trước đây, muốn mua thịt dê tươi Hương Sơn dùng để ăn dần sẽ không ngon bởi công tác bảo quản chưa tốt. Giờ áp dụng công nghệ hút chân không nên giờ đã bảo quản lâu hơn và có thể gửi đặc sản này làm quà cho người thân ở xa” - ông Phan Xuân Hòa – một khách hàng ở xã Kim Hoa (Hương Sơn) nói.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Sau khi đạt chuẩn OCOP, thịt dê cỏ Hương Sơn được đăng ký nhãn hiệu, logo, mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; mẫu mã, bao bì hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được người tiêu dùng nhiều nơi ưa chuộng.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Theo đó, sức mua cũng tăng theo, trước đây, bình quân mỗi ngày, cơ sở thịt dê Long Thương bán được 10 kg/ngày, nhưng hiện nay lượng tiêu thụ gấp đôi. Thịt dê tươi hút chân không hiện được bán với giá 500 nghìn đồng/kg. Tính ra, mỗi tháng, cơ sở thịt dê Long Thương đạt doanh thu 300 triệu đồng, trừ chi phí lợi nhuận trên 30 triệu đồng.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Xác định chất lượng thịt dê luôn là yếu tố quyết định thành bại nên anh Long tham gia cùng Tổ hợp tác nuôi dê cỏ Tân Mỹ Hà để liên kết thành chuỗi sản xuất, truy xuất nguồn gốc và bao tiêu sản phẩm, tạo sự phát triển bền vững. Tổ hợp tác hiện có 6 thành viên chăn nuôi hơn 100 con dê đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật, chất lượng thịt săn chắc, ngon, ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Chị Nguyễn Thị Lê ở thôn Mỹ Yên, xã Tân Mỹ Hà - thành viên Tổ hợp tác nuôi dê cỏ Tân Mỹ Hà vừa được cơ sở thịt dê Long Thương bao tiêu 5 con dê cỏ, thu về hơn 15 triệu đồng. Có đầu ra ổn định, đầu năm nay, chị quyết định tăng đàn dê nái sinh sản để kịp thời cung ứng dê thịt cho cơ sở để nâng cao thu nhập.

Thịt dê tươi Hương Sơn đạt chuẩn OCOP được hút chân không, đơn hàng tăng gấp đôi

Sản phẩm thịt dê Long Thương được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh góp phần nâng tầm thương hiệu dê cỏ Hương Sơn, mở hướng phát triển bền vững cho người dân trên địa bàn.

Tin liên quan:

Chủ đề Sản phẩm mới

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.