Nữ nhân viên xét nghiệm ở Hà Tĩnh nén đau vết thương suốt 5 giờ để đảm bảo việc lấy mẫu

(Baohatinh.vn) - Trong quá trình mang hơn 3.000 mẫu xét nghiệm Covid-19 vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, chị Võ Thị Hằng Nga - Trung tâm Y tế Can Lộc không may bị thương ở ngón chân nhưng đã cố nén đau để hoàn thành nhiệm vụ.

Nữ nhân viên xét nghiệm ở Hà Tĩnh nén đau vết thương suốt 5 giờ để đảm bảo việc lấy mẫu

Cử nhân xét nghiệm Võ Thị Hằng Nga.

Y sỹ Võ Thị Giang (Trung tâm Y tế Can Lộc) cho biết: “Trong quá trình bàn giao mẫu xét nghiệm Covid-19, Nga không may giẫm phải khay inox khiến ngón chân áp út của bàn chân trái bị cắt khá sâu. Lúc đó, Nga giữ chặt vết thương rồi nhờ tôi dùng dây chun cùng chiếc khẩu trang buộc chặt hai ngón chân với nhau để cầm máu. Thấy em không kêu ca nên sau đó, chúng tôi nhanh chóng bàn giao mẫu rồi trở về khu cách ly (ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn) để tiếp tục lấy mẫu. Tôi không ngờ dù vết thương rất sâu nhưng Nga cố nén đau trong suốt 5 tiếng đồng hồ để hoàn thành tiến độ công việc”.

Nữ nhân viên xét nghiệm ở Hà Tĩnh nén đau vết thương suốt 5 giờ để đảm bảo việc lấy mẫu

Các y, bác sỹ tiến hành khâu vết thương cho chị Võ Thị Hằng Nga.

2 chị Võ Thị Giang và Võ Thị Hằng Nga là nhân viên của Trung tâm Y tế Can Lộc. Trong chiều 17/6, các chị nhận nhiệm vụ vận chuyển 3.300 mẫu xét nghiệm Covid-19 vào Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) tỉnh và trở về trực tiếp lấy 31 mẫu xét nghiệm cho các F1, F2 tại một khu cách ly tập trung trên địa bàn thị trấn Nghèn.

Không muốn làm chậm tiến độ công việc chung, chị Nga đã nén đau làm việc từ 15h chiều đến gần 20h tối. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chị trở về cơ quan để đồng nghiệp tiến hành khâu vết thương.

Sáng 18/6, chị Võ Thị Hằng Nga lại tiếp tục đến cơ quan cùng đồng nghiệp kiểm mẫu để kịp thời chuyển vào tỉnh làm xét nghiệm.

Nữ nhân viên xét nghiệm ở Hà Tĩnh nén đau vết thương suốt 5 giờ để đảm bảo việc lấy mẫu

Chị Võ Thị Hằng Nga làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Can Lộc

Chị Nga chia sẻ: “Tình thế chống dịch hiện nay đang gấp gáp, tôi nghĩ việc mình chịu đau một chút cũng không thấm tháp gì so với sự hy sinh của nhiều lực lượng khác”.

“Hành động của em Nga khiến chúng tôi cảm động và mến phục. Mỗi người đều tự thấy trách nhiệm cao hơn để cùng đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành kế hoạch lấy mẫu của cả huyện”- chị Võ Thị Giang bày tỏ.

Nữ nhân viên xét nghiệm ở Hà Tĩnh nén đau vết thương suốt 5 giờ để đảm bảo việc lấy mẫu

Chị Võ Thị Hằng Nga và chị Võ Thị Giang (bên phải) tiến hành kiểm mẫu trước khi chuyển vào CDC tỉnh xét nghiệm.

Cùng với các địa phương khác ra quân khẩn trương và quyết liệt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 diện rộng trong cộng đồng, từ ngày 16 đến 15h ngày 18/6, Can Lộc đã lấy được 11.828/12.000 mẫu và chuyển vào CDC tỉnh tiến hành xét nghiệm.

172 mẫu còn lại sẽ được Trung tâm Y tế Can Lộc hoàn thành vào ngày mai (19/6) theo đúng tiến độ Sở Y tế giao.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Chủ đề Truy vết lịch trình Covid-19 Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Cụ bà U100 say mê Truyện Kiều

Truyện Kiều có sức sống mãnh liệt trong văn học Việt Nam, phổ biến trong các tầng lớp nhân dân. Dù gần 100 tuổi, cụ Trần Thị Tám ở xã Hồng Lộc (Hà Tĩnh) vẫn thuộc và say sưa luận giải Kiều.
Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Có một "phố cổ" giữa lòng xã nhỏ nhất Hà Tĩnh

Giữa một vùng quê ven sông La - nơi được biết đến là xã nhỏ nhất của tỉnh Hà Tĩnh lại tồn tại một góc phố mang dáng dấp cổ kính, phảng phất hồn xưa như một “phố cổ Hà Nội” thu nhỏ.
Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Làng Phú Quý trù phú, xanh tươi

Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi 
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.