Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

(Baohatinh.vn) - Khép lại nghiệp nhà binh năm 1988, mang trên mình tỷ lệ thương tật 61%, nhưng bệnh binh Trần Đình Dung ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn luôn tận tâm, tận lực với việc làng, việc xã và chăm lo kinh tế gia đình.

Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

Bệnh binh Trần Đình Dung (áo sơ mi màu xám) thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, tìm tòi sách báo để đưa cái mới, điều hay, sự tiến bộ về áp dụng cho thực tiễn xây dựng thôn xóm.

Bệnh binh Trần Đình Dung (70 tuổi) hiện đang là Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Phú, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà. Ông đã từng tình nguyện lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc năm 1972 và có 18 năm tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm chuyên gia ở nhiều chiến trường trong và ngoài nước.

Ông đã từng anh dũng chiến đấu ở nhiều trận đánh lớn, xông pha nhiều chiến trường khốc liệt, luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao...

Ông Dung kể: “Ngày mới nhập ngũ, tôi được biên chế vào lực lượng lái xe vận tải của Cục Hậu cần (Quân khu 4), có nhiệm vụ chở bộ đội, vận chuyển quân nhu, trang thiết bị chiến tranh từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam. Sau đó, tôi được điều động đến nhiều đơn vị, lực lượng khác để tham gia chiến đấu ở các chiến trường trong nước. Năm 1984, tôi cùng Đoàn 779 (Quân khu 7) sang Campuchia làm chuyên gia hỗ trợ quân đội nước bạn về an ninh và huấn luyện lực lượng tại tỉnh Kamphong Thom”.

Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

Dưới sự tập hợp, động viên của bí thư chi bộ tâm huyết, người dân thôn Vĩnh Phú đã tích cực tham gia xây dựng NTM.

Ngoài tham gia những trận đánh ác liệt ở chiến trường miền Nam, thực hiện nhiều chuyến vận tải sinh tử trên đường mòn Hồ Chí Minh, trong 4 năm ở Campuchia, ông và đồng đội thường xuyên phải đối mặt với muôn vàn gian khó, nguy hiểm và các đợt đánh phá từ tàn binh của địch.

Xông pha khắp các chiến trường lửa đạn trên đất bạn, ông nhiều lần bị thương và bị tổn hại 61% sức khỏe, bị gãy răng, chấn thương sườn và nhiều hội chứng sau chiến tranh khác. Đến cuối năm 1988, ông được phục viên, khép lại cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại úy.

Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

Bộ mặt thôn Vĩnh Phú ngày càng giàu đẹp.

Dẫu đã xa nhà nhiều năm, mang trên mình nhiều thương tích, lại bị chi phối bởi cơm áo hàng ngày, nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, cựu binh Trần Đình Dung vẫn luôn hăng hái đi đầu, nhiệt tình tham gia các việc làng xã để xây dựng quê hương. Dù ở cương vị nào, vai trò nào ông cũng đều để lại dấu ấn của mình. Theo đó, từ năm 1990 - 2010, ông lần lượt được tín nhiệm giao giữ các chức vụ quan trọng ở xã Hộ Độ như: phó chủ tịch kiêm trưởng công an xã, chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, Bí thư Đảng ủy xã...

Trong quãng thời gian 20 năm làm cán bộ xã, ông đã miệt mài, xông pha, trách nhiệm để cùng cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn chung tay xây dựng quê hương và để lại nhiều dấu ấn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển diêm nghiệp, mở rộng sinh kế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, đảm bảo an ninh trật tự, phòng ngừa tệ nạn xã hội, phát triển văn hóa - giáo dục...

Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

Ông Dung luôn tâm niệm: còn sức là còn cống hiến, còn lao động để làm gương cho con cháu và làm giàu cho gia đình,có ích cho xã hội.

Gần suốt cuộc đời cống hiến công sức, xương máu, trí tuệ... nhưng đến tuổi về hưu (năm 2001) bệnh binh Trần Đình Dung vẫn sẵn sàng lăn lộn với công việc xóm làng. Suốt 12 năm nay, ông là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Vĩnh Phú. Dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo, tập hợp, vận động của ông, thôn ven sông Hạ Hoàng này đã huy động được sức người, sức của để xây dựng mộ mặt ngày càng khởi sắc.

Ông Trần Đình Dung phấn khởi khoe: “Với tinh thần còn sức là còn cống hiến, còn làm việc, mỗi năm, tôi cùng cấp ủy thôn đã huy động được hàng nghìn ngày công lao động, 100 triệu đồng tiền mặt, vận động con em xa quê ủng hộ từ 300 triệu đồng. Qua đó đã xây dựng thôn về đích NTM vào năm 2018, khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2020. Giờ đây, thôn đã có đầy đủ các công trình phúc lợi, các tuyến đường được mở rộng và cứng hóa, có điện thắp sáng làng quê, hàng rào xanh, cây bóng mát...”.

Người bệnh binh “còn sức còn cống hiến, còn làm việc”

Ông Dung chăm sóc vườn rau, cây quả vui tuổi già.

Hiện nay, con cái trưởng thành, gia cảnh khá đủ đầy nhưng ông vẫn chưa an hưởng tuổi già mà ngày ngày lấy lao động làm niềm vui. Ngoài ruộng vườn, nhà cửa, chăm lo cuộc sống gia đình, 10 năm nay, ông còn làm chủ một mô hình nuôi trồng thủy sản mặn lợ rộng 1,1 ha ở vùng Hà Voọc. Từ nuôi tôm thẻ chân trắng xen canh với tôm sú, cua, cá trô... mỗi năm, ông có thêm nguồn thu nhập khoảng 150 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã Hộ Độ Nguyễn Đình Hinh nhận xét: “Đồng chí Dung là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tinh thần chiến đấu, sự cống hiến, đức hy sinh... để cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn học tập, noi theo. Dù ở hoàn cảnh nào, cương vị công tác nào, đồng chí cũng đều phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ, sự gương mẫu của người đảng viên, luôn nêu cao tinh thần “tàn mà không phế”, luôn hết lòng với công việc, có trách nhiệm với gia đình và xã hội”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...
Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Du lịch Hà Tĩnh hành trình mới nhiều kỳ vọng

Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Tiên Điền - từ mảnh đất văn hóa đến đô thị văn minh

Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Trẩy hội ngày xuân

Trẩy hội ngày xuân

Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.