Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mô hình nuôi giun quế của người dân xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) còn góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Trên nền diện tích 70 m2, tháng 4/2022, được Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên hỗ trợ kỹ thuật và con giống, gia đình ông Cao Văn Hùng (thôn Hoà Sơn, xã Cẩm Thịnh) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi giun quế làm thức ăn cho vật nuôi, chủ yếu là thức ăn chăn nuôi gà.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Qua hơn 2 tháng nuôi, giun quế sinh trưởng và phát triển tốt, đạt trọng lượng khoảng 1,4 kg giun thương phẩm/1m2 diện tích nuôi. Với trọng lượng này, ông Hùng đã có thể sử dụng giun quế làm thức ăn phục vụ cho đàn gà hơn 300 con của gia đình.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Vừa tưới nước phân (đã qua xử lý ủ chế phẩm sinh học - PV) cho giun ăn, ông Cao Văn Hùng vừa cho biết: "Với mô hình nuôi giun quế, gia đình tôi giải quyết được lượng phân do đàn bò 30 con thải ra mỗi ngày nên không còn ô nhiễm môi trường như trước đây. Phân bò được ủ qua chế phẩm sinh học thì không còn mùi hôi thối, sử dụng làm thức ăn hàng ngày cho giun quế. Lượng phân này sau khi thu hoạch giun thương phẩm thì tôi sử dụng làm phân bón hữu cơ cho rau màu, cây ăn quả... rất tốt".

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Có sẵn nguồn phân hữu cơ được phân giải trong quá trình nuôi giun quế, hiện nay, gia đình ông Cao Văn Hùng đang cải tạo vườn đồi rộng hơn 3 ha để mở rộng diện tích trồng mía và các loại rau màu. Mục tiêu của gia đình là xây dựng chuỗi sản xuất để tạo ra gà sạch, rau màu sạch... nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Cũng "tiên phong" triển khai mô hình nuôi giun quế, hiện nay, gia đình ông Lê Ngọc Tin (thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) đã mở rộng được 3 ô nuôi với diện tích 50 m2.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Theo vợ chồng ông Tin, giun quế rất dễ nuôi. Thức ăn của giun là chất thải của động vật nên rất dễ kiếm. Ở giai đoạn đầu, giun quế chỉ cần cho ăn một tuần hai lần. Sau 1 tháng nuôi, giun phát triển tốt thì cho ăn một ngày một lần. "Giun quế hiện đã có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi nên vừa rồi gia đình tôi đã thả 1.600 con cá chạch lấu để tận dụng nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng này" - Ông Lê Ngọc Tin cho hay.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Ngoài nuôi chạch lấu, gia đình ông Lê Ngọc Tin thả nuôi hơn 200 con gà để tận dụng nguồn thức ăn từ giun quế. Gà được nuôi bằng giun quế có sức đề kháng tốt hơn, ít mắc các bệnh thường gặp, như: khô chân, cúm gà, tiêu chảy... và được thị trường ưa chuộng hơn gà nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay, gia đình ông Tin dự định sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi giun quế để chủ động nguồn thức ăn, giảm được chi phí sản xuất.

Nuôi giun quế mang lại “lợi ích kép” cho nhà nông Cẩm Xuyên

Với lợi thế là nguồn thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng với hàm lượng chất đạm cao, dễ sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, nuôi giun quế đang là hướng đi thích hợp được bà con nông dân Cẩm Xuyên lựa chọn để phát triển kinh tế cho gia đình hiện nay.

Từ hiệu quả ở những hộ triển khai thí điểm, chúng tôi nhận thấy mô hình nuôi giun quế rất phù hợp với điều kiện của địa phương có nhiều bà con chăn nuôi nông hộ, qua đó tận dụng được nguồn chất thải từ chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, địa phương đang giao cho Hội LHPN xã thành lập tổ hợp tác nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi gà với trên 15 thành viên tham gia. Về lâu dài, địa phương sẽ hỗ trợ các hộ tham gia tổ hợp tác kết nối đầu ra cho sản phẩm gà và giun quế.
Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Cẩm Thịnh Nguyễn Hữu Thịnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.