Nuôi lươn không bùn ở Đức Thọ

(Baohatinh.vn) - Anh Nguyễn Văn Tuấn (ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã thử sức với nuôi lươn không bùn và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá tốt, mở ra hướng phát triển cho nông dân trên địa bàn.

Nuôi lươn không bùn ở Đức Thọ

Mô hình nuôi lươn không bùn của nông dân Nguyễn Văn Tuấn mang lại hiệu quả kinh tế khá

Anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1987, trú xã Yên Hồ) là người đầu tiên nuôi lươn không bùn tại huyện Đức Thọ. Từng kinh qua nhiều ngành nghề như: nuôi dế, gia công cơ khí, nuôi cá..., nhưng cho đến nay nuôi lươn không bùn đang mang lại thu nhập khá cho gia đình. Để phát triển mô hình, anh Tuấn đã đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng bể nuôi, mua lươn giống, thức ăn...

Anh Tuấn cho biết: “Nuôi lươn không vất vả như nuôi các loại thủy hải sản khác, vì con lươn có sức đề kháng rất tốt, ít dịch bệnh, đầu ra thuận lợi”.

Từ 2.000 con lươn giống ban đầu, đến nay anh Tuấn có 7 bể nuôi lươn thịt, với 14 ngàn con; 1 bể ươm lươn giống, trên 1 vạn con. Thời gian từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch từ 10 - 12 tháng. Với thời gian nuôi dài, lươn cho năng suất cao, chất lượng thịt ngon. Khi lươn đạt trọng lượng từ 3 đến 4 con/kg, anh Tuấn mới xuất bán.

Nuôi lươn không bùn ở Đức Thọ

Sau 10 tháng, trong lượng mỗi con lươn đạt từ 250-300g

Lươn giống thường ăn giun chỉ, đến tuổi trưởng thành cho ăn cám bột làm từ cá vụn. Lươn nuôi có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, đầu ra thuận lợi... tuy nhiên những yếu tố cần có là nguồn nước sạch.

Hiện lươn thịt được anh Tuấn bán cho thương lái, chủ nhà hàng với giá 160 ngàn đồng/kg; lươn giống 4.500 đồng/con. Sau 3 năm xây dựng mô hình, anh Tuấn đã xuất bán khoảng 1 tấn lươn thịt và 5.500 con lươn giống, thu lãi gần 185 triệu đồng. Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Tuấn đang được nhiều nông dân trong và ngoài địa phương tham quan, học tập kinh nghiệm.

Nuôi lươn không bùn ở Đức Thọ

Lươn nuôi đạt thời gian từ 10-12 tháng anh Tuấn mới xuất bán

Ông Đào Quang Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Hồ cho biết: “Qua 3 năm đồng hành và theo dõi mô hình nuôi lươn không bùn của hội viên Nguyễn Văn Tuấn, chúng tôi nhận thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế khá. Đặc biệt, đầu ra đối với con lươn ổn định, do đó Hội Nông dân xã đã tuyên truyền, vận động các hội viên phát triển. Hiện toàn xã có thêm 3 mô hình”.

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.