Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

(Baohatinh.vn) - 40 năm giữ cương vị Trưởng thôn Hà Chua (xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh), ông Lê Thanh Bình (SN 1954) đã hóa giải “điểm nóng” tệ nạn xã hội thành đơn vị dẫn đầu của xã về phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

Ông Lê Thanh Bình chú trọng tuyên truyền, xây dựng tủ sách pháp luật của thôn Hà Chua.

Năm 1972, vừa tròn 18 tuổi, chàng trai trẻ Lê Thanh Bình lên đường nhập ngũ. Sau 8 tháng huấn luyện ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), ông được biên chế về Trung đoàn 28, Sư đoàn 341, Quân đoàn 4 rồi tham gia chiến đấu tại mặt trận Xuân Lộc (Đồng Nai).

Năm 1975, ông Bình vinh dự khi cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng đất nước, thống nhất non sông. Đến năm 1977, ông được điều về biên giới tỉnh Tây Ninh, rồi tham gia chiến đấu tại chiến trường Battambong (Campuchia).

Trong những trận đánh nảy lửa ở chiến trường Campuchia, ông Bình bị thương, tổn hại 32% sức khỏe. Nhiều mảnh đạn còn sót trong người nên mỗi khi trái gió trở trời lại hành hạ người thương binh.

Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người lính tình nguyện, năm 1981, ông Bình được điều chuyển ra an dưỡng ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) trước khi rời quân ngũ. Năm 1982, sau 10 năm vào sinh ra tử, ông xuất ngũ với quân hàm trung úy cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng, đặc biệt là tấm Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

Trưởng thôn Lê Thanh Bình cùng các chiến sỹ công an thăm hỏi, động viên người từng chấp hành án phạt tù phát triển kinh tế.

Trở về địa phương, ông Lê Thanh Bình được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Tây, phụ trách lâm nghiệp nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên sau 6 tháng, ông xin thôi giữ chức vụ. Đầu năm 1983, ông được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Hà Chua, khởi đầu một hành trình đầy gian nan thử thách nhưng cũng nhiều vinh quang, hạnh phúc.

Thôn Hà Chua nằm giữa 2 thị trấn Tây Sơn và Phố Châu, có tuyến QL8A nối với nước bạn Lào đi qua nên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, địa phương này cũng tiềm ẩn nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn hút chích, buôn bán, vận chuyển ma tuý, hàng cấm... Toàn thôn có 402 hộ dân với 1.950 nhân khẩu, trong đó 30% số hộ có người vi phạm pháp luật. Hà Chua trở thành “điểm nóng” về ANTT khiến người dân bất an, lo lắng.

Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

Trưởng thôn Lê Thanh Bình kiểm tra thiết bị tại điểm chữa cháy của thôn Hà Chua.

Vốn là người lính từng trải trong quân đội, ông Bình hiểu rằng ngăn chặn tệ nạn xã hội hiệu quả hay không phải được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Vì vậy, bên cạnh tuyên truyền vận động, cảm hóa những đối tượng lầm lỡ; rà soát, lập danh sách những trường hợp nghiện ma túy, yêu cầu đưa vào cai nghiện tập trung (tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đóng ở xã Cẩm Quan, Cẩm Xuyên).

Bên cạnh đó, Trưởng thôn Lê Thanh Bình còn tổ chức lực lượng dân quân, phối hợp với Công an xã mật phục phát hiện, triệt phá nhiều tụ điểm về tệ nạn xã hội. Đặc biệt, năm 2007, ông Bình còn đề xuất thành lập tổ liên gia ANTT để phòng ngừa, phát hiện sớm những hành vi vi phạm pháp luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời, trở thành đơn vị đầu tiên ở Hương Sơn thành lập mô hình này. Nhờ những giải pháp quyết liệt đó, Hà Chua từ chỗ là “điểm nóng” trở thành điểm sáng về an ninh trật tự, góp phần giúp xã Sơn Tây được nhận bằng khen của UBND tỉnh vì “Đã có thành tích xuất sắc trong tham gia thực hiện mô hình tổ liên gia tự quản về ANTT" trên địa bàn tỉnh vào năm 2022.

Là người cán bộ nhiệt tình, năng nổ, luôn tiên phong gương mẫu trong các phong trào, cùng với đảm bảo ANTT trên địa bàn, Trưởng thôn Lê Thanh Bình còn đề xuất ý tưởng thành lập các CLB phát triển kinh tế, Tiếng Anh, thể dục, thể thao (mỗi CLB từ 20 - 30 thành viên) để chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời đưa các phong trào ở Hà Chua trở thành những mô hình điểm của xã.

Ông Bình còn là người đầu tiên ở Hương Sơn hình thành ý tưởng chuyển đổi mô hình trồng rau màu (ngô, lạc, đậu) kém hiệu quả sang trồng chè công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng hình thức liên kết với Xí nghiệp Chè Tây Sơn. Đến nay có khoảng hơn 20 hộ dân chuyển đổi mô hình trồng lúa, hoa màu sang trồng chè với diện tích hơn 15 ha, mang lại nguồn thu nhập cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác.

Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

Khung cảnh yên bình ở thôn Hà Chua, xã Sơn Tây.

Cho đến nay, ông Bình vẫn không nhớ bao nhiêu lần làm vị khách “bất đắc dĩ” khi có mặt vào đêm khuya ở các gia đình. Chỉ biết rằng mỗi lần có cặp vợ chồng nào xô xát; những gia đình tranh chấp đất đai, lối đi... ông lại là người có mặt đầu tiên để xử lý và phân giải.

"Không ít lần tôi đề xuất xin nghỉ vì bệnh tật, sức khỏe yếu. Năm 2023, một trận ốm kéo dài khiến tôi phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, rồi Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội điều trị. Khi trở về, bà con đến thăm hỏi, động viên rất nhiều khiến tôi rất cảm động. Vẫn biết làm vì dân, vì công việc chung không tránh khỏi những va chạm nhưng được số đông yêu mến, tôi cũng cảm thấy yên tâm" - ông Bình trải lòng.

Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm

40 năm làm trưởng thôn, tài sản quý giá nhất đối với ông Bình là những tấm giấy khen, bằng khen được ghi nhận.

Chị Lê Thị Thanh Nhàn (SN 1973, người dân thôn Hà Chua) cho biết: "Suốt mấy chục năm qua, chúng tôi luôn yêu quý và cảm phục người trưởng thôn luôn tâm huyết, tận tụy với công việc chung. Bác Lê Thanh Bình luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, đặc biệt là không bao giờ vụ lợi cá nhân. Bà con chúng tôi có được cuộc sống hôm nay là nhờ công sức rất lớn của bác".

40 năm trên cương vị là Trưởng thôn Hà Chua, ông Lê Thanh Bình luôn là người tận tụy với công việc, gương mẫu trong cuộc sống. Tấm gương của ông được bà con nhân dân yêu quý. Nhờ sự dẫn dắt của Trưởng thôn Lê Thanh Bình nên năm nào thôn Hà Chua cũng đạt thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong nâng cao thu nhập, đảm bảo ANTT và xây dựng nông thôn mới.

Ông Cao Văn Đức

Chủ tịch UBND xã Sơn Tây

  • Ông trưởng thôn 40 năm góp sức giữ gìn bình yên thôn xóm
    Hà Chua không còn “điểm nóng” về tệ nạn xã hội

    Hơn 20 năm trước, thôn Hà Chua, xã Sơn Tây (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được coi là điểm “nóng” về các loại tệ nạn xã hội. Bằng nhiều giải pháp hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, thôn Hà Chua đã thay đổi từng ngày, trở thành điểm sáng về phòng chống các loại tội phạm.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.