Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

(Baohatinh.vn) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ngành Tư pháp Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện trong những tháng cuối năm 2020.

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 17/7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tư pháp, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành tư pháp đã thẩm định 2.813 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); kiểm tra theo thẩm quyền 4.534 văn bản QPPL.

Tổ chức 360.742 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp (giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019) cho gần 18 triệu lượt người; phát miễn phí hơn 34,6 triệu tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (tăng 27,2%).

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, giúp người dân phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã biên soạn và cấp phát 1.000 tài liệu “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm” (ảnh chụp tháng 3/2020)

Đến nay, đã có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chính thức áp dụng phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch; tổng số thông tin công dân được thu thập trên hệ thống là gần 35 triệu thông tin.

Công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác hợp tác quốc tế về pháp luật... đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Từ tháng 1/1/2020, các thông tin hộ tịch tại Hà Tĩnh đã chính thức được “số hóa”

Tại hội nghị, đại biểu các tỉnh, thành đã làm rõ những khó khăn, tồn tại như: Tình trạng “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của các bộ, ngành vẫn còn nhiều và tăng so với cùng kỳ năm 2019; kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, việc xử lý văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền còn chậm; công tác PBGDPL vẫn còn dàn trải.

Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung còn phát sinh một số lỗi hệ thống, chậm cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh nhưng chưa được chỉnh sửa, nâng cấp kịp thời; tồn đọng thông tin lý lịch tư pháp chưa được xử lý...

Nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh: 6 tháng cuối năm, ngành tư pháp tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, chất lượng 9 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm đã được xác định tại Báo cáo số 01 ngày 1/1/2020 của Bộ Tư pháp, nhất là đối với các nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Theo đó, nâng cao chất lượng thẩm định, góp ý các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản QPPL; đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với luật; chú trọng công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, nhất là những văn bản có tác động lớn đến người dân và DN; tăng cường quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp...

Tiếp tục thực hiện dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp và nghiên cứu mở rộng ra các lĩnh vực khác có nhu cầu cao của người dân, doanh nghiệp...

Tại Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm, Sở Tư pháp đã thẩm định 29 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 43 dự thảo văn bản QPPL của Trung ương và của tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tự kiểm tra 16 văn bản QPPL; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức rà soát 120 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh.

Đơn vị đã tiếp nhận 1.456 thông tin lý lịch tư pháp và cấp 8.501 phiếu lý lịch tư pháp.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được phát huy hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast