Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Nhuần kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định pháp luật trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ...

Chiều 7/7, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì buổi làm việc giữa Đoàn giám sát HĐND tỉnh với các đơn vị gồm: Viện KSND tỉnh, TAND tỉnh, Công an tỉnh về nội dung giám sát chuyên đề “Tình hình chấp hành pháp luật trong việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương giai đoạn 2020-2022”.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì buổi làm việc.

Thời gian qua, công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh chuyển biến tích cực, nhất là sau khi thực hiện Luật Thi hành án hình sự và chủ trương đưa công an chính quy về xã.

Từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/4/2022, cơ quan thi hành án hình sự (THAHS) công an các địa phương đã tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án của cơ quan tòa án, tiến hành triệu tập, lập hồ sơ và sao gửi cho UBND cấp xã 821 trường hợp phạt tù cho hưởng án treo, 133 quyết định thi hành án cải tạo không giam giữ… Hiện nay, đang quản lý 709 trường hợp án treo và 82 trường hợp án cải tạo không giam giữ.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Thượng tá Nguyễn Văn Chương - Trưởng phòng Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh) đề nghị xem xét quy định xử lý trường hợp người được hưởng án treo đang thi hành án nhưng lại đi khỏi địa phương trên 60 ngày, bỏ trốn thi hành án...

Công an tỉnh đã chủ động hướng dẫn và kiểm tra cơ quan THAHS công an cấp huyện trong quản lý và THAHS ngoài xã hội; phân công cán bộ thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tiếp cận thông tin về các đối tượng trong diện quản lý, phối hợp với chính quyền cơ sở nắm bắt biến động trong thời gian chấp hành án.

Công an cấp xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý lập hồ sơ, giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Chánh án TAND tỉnh Phan Thị Nguyệt Thu: Trong kỳ cáo cáo (2020 - 2022), không có trường hợp nào chịu mức án treo bị tòa án xử lại thành án giam...

UBND các xã, phường, thị trấn cơ bản thực hiện đúng quy định về việc theo dõi, nhận xét quá trình thực hiện của người chấp hành án; tổ chức lập hồ sơ, phối hợp với các cơ quan thực hiện quy trình rút ngắn thời gian thử thách và xét giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.

Toàn tỉnh đã thực hiện xét giảm thời gian thử thách cho 326 trường hợp chấp hành án treo và 7 trường hợp giảm thời hạn án cải tạo không giam giữ.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Lê Thị Quỳnh Hoa làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến việc kiểm sát công tác thi hành án treo, án cải tạo không giam giữ trên địa bàn tỉnh.

Viện KSND 2 cấp đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy định pháp luật việc kiểm sát thi hành án. Đồng thời, thực hiện kiểm sát quyết định thi hành án của tòa án về thời hạn ra quyết định và thời hạn gửi quyết định về việc chuyển giao bản án; kiểm sát trực tiếp tại cơ quan THAHS cùng cấp và UBND cấp xã.

Công tác phối hợp giữa cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án trong thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được quan tâm, thống nhất trong chuyển giao, tiếp nhận bản án, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công tác lập, đăng ký hồ sơ; phối hợp với UBND cùng cấp trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quản lý, theo dõi, giám sát, giáo dục người chấp hành án.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Thái Văn Sinh cho rằng, cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí cho công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ những vướng mắc trong công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như: Việc áp dụng hình phạt án treo, cải tạo không giam giữ đối với một số tội như đánh bạc, trộm cắp tài sản chưa đảm bảo tính răn đe và nghiêm minh; một số bị án tự ý đi khỏi địa phương nhưng UBND cấp xã chậm thực hiện các biện pháp quản lý... Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật còn chưa cụ thể dẫn đến khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị Ban Pháp chế HĐND tỉnh cần tiếp thu ý kiến các đại biểu, sớm hoàn thiện các nội dung để trình HĐND tỉnh vào kỳ họp tới. Đồng thời, cần quán triệt cho các cấp, ngành, đơn vị, địa phương quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới sửa đổi bổ sung, mới ban hành; quan tâm tạo điều kiện cho lực lượng công an chính quy về xã thực hiện nhiệm vụ, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ...

Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần tiếp thu, ghi nhận các ý kiến đóng góp của đại biểu.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định pháp luật trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; nghiên cứu ban hành văn bản quy định về chế độ, chính sách, kinh phí hoạt động cho lực lượng tham gia trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ ở cấp cơ sở.

Nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại Hà Tĩnh

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần kết luận buổi làm việc.

UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ; nghiên cứu, xem xét trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm gắn kết trách nhiệm và nâng cao hiệu quả của công tác THAHS; có chính sách khuyến khích sự đóng góp của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện để người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ học nghề, hòa nhập cộng đồng.

UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan THAHS công an cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của Luật THAHS và các văn bản pháp luật có liên quan

UBND cấp xã tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho bị án thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý, theo dõi, giáo dục, giúp đỡ bị án trong thời gian thi hành án; bổ sung kịp thời tài liệu hồ sơ thi hành án và lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thời hạn thử thách đối với bị án có quá trình cải tạo tốt...

Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tư pháp như viện kiểm sát, tòa án, công an trong việc giám sát, giáo dục người thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast