Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Thời kỳ lúa đẻ nhánh, ốc bươu vàng sẽ phát sinh lây lan và gây hại mạnh nhất; rầy lưng trắng cũng gia tăng gây hại lúa hè thu Hà Tĩnh.

Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Ốc bươu vàng đã từng gây hại lớn trong vụ xuân 2020 ở Hà Tĩnh (ảnh: Hữu Trung).

Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, vụ hè thu 2020, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến tháng 9/2020 phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1 độ C. Nắng nóng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, trùng vào thời gian sinh trưởng của lúa hè thu 2020.

Thời điểm này, một số diện tích tại huyện Kỳ Anh, Nam Cẩm Xuyên, Bắc Thạch Hà đã bước vào thời kỳ đẻ nhánh, bắt đầu kỳ sinh trưởng đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm với nhiều loại sâu bệnh tấn công, trong đó có ốc bươu vàng và rầy lưng trắng.

Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Thời kỳ lúa đẻ nhánh, ốc bươu vàng sẽ phát sinh lây lan và gây hại mạnh nhất

Kỹ sư Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh nhận định: “Ốc bươu vàng, rầy lưng trắng đều đã từng gây hại từ vụ xuân 2020, là nguồn chuyển tiếp sang vụ lúa hè thu. Lúa bước vào kỳ đẻ nhánh, trở thành nguồn thức ăn sẵn có, trong khi hình thái thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp trở thành điều kiện thuận lợi cho cả hai loài dịch bệnh phát sinh gây hại".

Trong giai đoạn lúa non, nếu bị ốc bươu vàng gây hại, lúa có thể giảm 15-20% năng suất. Mật độ ốc cao thì khả năng gây mất trắng ruộng lúa ngay sau gieo càng cao.

Ốc bươu vàng phàm ăn, sống khỏe, chúng có thể sống ở cả những ruộng khô kiệt, vùi mình xuống lớp đất sâu, sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết.

Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Một số diện tích lúa ở các địa phương như huyện Kỳ Anh, phía Nam Cẩm Xuyên, Bắc Thạch Hà đã bước vào kỳ đẻ nhánh - là “mồi ngon” cho ốc bươu vàng và rầy lưng trắng phát sinh gây hại

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các địa phương, hiện tại, ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên diện tích 175 ha, tập trung ở khá nhiều địa phương như: Cẩm Hưng, Cẩm Quan, thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên); Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc (Lộc Hà); Thanh Bình Thịnh, Bùi La Nhân, Tân Dân (Đức Thọ); Kỳ Phong, Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh). Mật độ phân bố trung bình từ 2 - 3 con/m2, nơi cao 7 - 10 con/m2, cục bộ 20 - 30 con/m2; mật độ ổ trứng trung bình 0,1 - 0,2 ổ/m2, nơi cao 0,5 - 1 ổ/m2.

Còn rầy lưng trắng, vụ hè thu 2020, dự báo sẽ phát sinh gây hại 3 lứa, trong đó lứa đầu tiên phát sinh và tích lũy số lượng vào giai đoạn đẻ nhánh (từ 20 - 30/6). Tuy nhiên, mức độ gây hại, diện phân bố không lớn nhưng đây chính là nguồn môi giới truyền bệnh vi-rút lùn sọc đen Phương Nam. Đồng thời là nguồn rầy cho các lứa tiếp theo, giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng (10 - 30/7) và lúa trổ bông, chín (10/8 - 10/9)”.

Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Theo ý kiến chuyên gia, phòng trừ sâu bệnh cần phải tuân thủ quy trình kỹ thuật và các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Rầy lưng trắng xuất hiện rải rác ở Cẩm Hưng, Cẩm Lạc, Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên); Thạch Thắng, Tượng Sơn, Thạch Văn (Thạch Hà); mật độ trung bình 10 - 20 con/m2, nơi cao 40 - 50 con/m2, rầy chủ yếu tuổi 1, trưởng thành.

Để chủ động chăm sóc, phòng trừ dịch hại đúng quy trình kỹ thuật, kỹ sư Nguyễn Trí Hà khuyến cáo: “Không để ruộng bị khô nước, bà con cần đảm bảo duy trì mực nước thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa sinh trưởng, phát triển, đồng thời phát huy hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật. Trong quá trình chăm sóc, bón thúc và phòng trừ sâu bệnh, cần bám sát chỉ đạo và khuyến cáo của ngành chuyên môn, tuân thủ quy trình kỹ thuật để tăng hiệu quả cao nhất cho công tác phòng trừ”.

Theo đó, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lúa, sự phát sinh của dịch hại để áp dụng phòng trừ tương ứng.

Phòng trừ đúng kỹ thuật, không để ốc bươu vàng và rầy lưng trắng gây hại lúa hè thu ở Hà Tĩnh

Duy trì mực nước đầy đủ là yếu tố quan trọng nhằm phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.

Trước hết là ốc bươu vàng, bà con nông dân cần tiến hành bắt và thu gom ổ trứng bằng việc sử dụng các mồi nhử như: Dây lá khoai lang, lá đu đủ kết hợp làm rãnh thoát nước để dẫn dụ ốc và tiến hành thu gom, tiêu hủy. Ở những ruộng mật độ cao thì kết hợp xử lý bằng các loại thuốc hóa học có nhóm hoạt chất Metaldehyde, Niclosamide, các loại thuốc thương phẩm hiện có trên địa bàn tỉnh như: StarPumper 800WP; Anheand 12GR; Boxer 15GR…

Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện rầy lưng trắng, thu mẫu (pha trưởng thành) và gửi giám định mẫu lúa có triệu chứng bị nhiễm bệnh lùn sọc đen (do rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh) vào thời điểm sau bắc mạ hoặc gieo thẳng 5 - 7 ngày và tiếp tục những lần tiếp theo với thời gian cách nhau 5 ngày.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.