Diêm dân Kỳ Hà phấn khởi nhận bồi thường thiệt hại sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Sáng 3/11, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức chi trả tiền đền bù cho 341 hộ dân xã Kỳ Hà bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

diem dan ky ha phan khoi nhan boi thuong thiet hai su co moi truong
diem dan ky ha phan khoi nhan boi thuong thiet hai su co moi truong

Kỳ Hà là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển. Không chỉ là địa phương có số người tham gia đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản lớn mà địa phương còn có hơn 1.200 hộ sản xuất muối với diện tích gần 69ha.

Sau thời gian nỗ lực triển khai chặt chẽ, dân chủ các bước kê khai, xác định thiệt hại, thị xã Kỳ Anh đã tiến hành chi trả tiền bồi thường cho 341 hộ dân thuộc 2 thôn Đông Hà và Nam Hà với số tiền trên 5,5 tỉ đồng.

diem dan ky ha phan khoi nhan boi thuong thiet hai su co moi truong

Nhận được 26 triệu đồng tiền đền bù, ông Tô Đình Lệ (thôn Đông Hà) phấn khởi: Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng cũng nhận được tiền bồi thường. Cảm ơn Nhà nước trong suốt thời gian qua luôn quan tâm đến đời sống bà con bị thiệt hại, triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ. Với số tiền này, việc đầu tiên tôi sẽ mua thêm con bò về nuôi, còn lại thì dùng để trả nợ cho những người thân quen đã giúp đỡ trong thời gian gặp khó khăn".

diem dan ky ha phan khoi nhan boi thuong thiet hai su co moi truong

Bà Lê Thị Phiên (thôn Đông Hà) chia sẻ: "Ngoài việc dùng vào chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, tôi sẽ trích ra một phần để cải tạo lại đồng muối chuẩn bị cho vụ muối mới vì hiện hạ tầng sản xuất đã bị hư hỏng, bong tróc hết nền".

Được biết, ngoài các thôn Nam Hà, Đông Hà thì Kỳ Hà còn có thêm 3 thôn: Tây Hà, Hải Hà, Bắc Hà cũng bị ảnh hưởng nặng từ sự cố môi trường.

Ông Lê Văn Luyện - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà, đến nay, bà con 3 thôn còn lại đã thực hiện xong việc kê khai. Hội đồng bồi thường đang rà soát, thẩm định, đồng thời giải đáp một số băn khoăn của các đối tượng để tiến hành chi trả tiền bồi thường trong thời gian sớm nhất.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.