Tiết lộ kế hoạch bí mật giải cứu ngân hàng Credit Suisse

Không hề bất ngờ như cuộc họp báo thông báo USB mua lại Credit Suisse gây chấn động toàn cầu, giới tinh hoa chính trị của Thụy Sĩ đã bí mật chuẩn bị cho động thái này trong vài ngày trước đó.

Tiết lộ kế hoạch bí mật giải cứu ngân hàng Credit Suisse

Một chi nhánh ngân hàng Credit Suisse tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 16/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin Reuters, trong khi ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tài chính của Thụy Sĩ tuyên bố Credit Suisse vẫn an toàn, đằng sau cánh cửa đóng kín, cuộc đua giải cứu ngân hàng lớn thứ hai của quốc gia vẫn diễn ra.

Sau nhiều năm bê bối và thua lỗ, Credit Suisse luôn phải ứng phó với một cuộc khủng hoảng niềm tin từ khách hàng. Trong 3 tháng cuối năm 2022, khách hàng đã rút tổng cộng 110 tỷ USD từ Credit Suisse.

Ngay sau khi tin tức nổ ra vào ngày 12/3 rằng Mỹ sẽ can thiệp để đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi của hai ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng thanh khoản là SVB và SB, giới tài chính toàn cầu đã đổ dồn sự chú ý vào Credit Suisse và cách ngân hàng này duy trì lòng tin của người gửi tiền.

Theo một người có kinh nghiệm môi giới cho một số phi vụ giải cứu các ngân hàng châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính, sau khi chứng kiến ​​sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ, rất ít người ngờ rằng UBS sẽ nhúng tay vào để cứu Credit Suisse.

Ngày 13/3, người này đã gọi điện cho UBS cảnh báo rằng họ nên chuẩn bị nhận cuộc gọi từ chính quyền Thụy Sĩ.

Sau khi kế hoạch cho Credit Suisse vay 50 tỉ franc Thuỵ Sĩ (54 tỉ USD) không thể trấn an các nhà đầu tư và khách hàng của ngân hàng, chính quyền Thụy Sĩ muốn thúc giục UBS tiếp quản đối thủ nhỏ hơn.

Chính phủ buộc phải thực hiện một động thái bất thường là bỏ qua một cuộc bỏ phiếu từ các cổ đông của Credit Suisse vì đang gấp rút tiến độ đạt được một thỏa thuận trước khi thị trường mở cửa vào sáng 20/3.

Chính phủ Thụy Sĩ nhấn mạnh thỏa thuận này không phải là một gói cứu trợ. Trong khi đó, giới quan sát gọi đây là một sự bảo lãnh. Thay vì chính phủ chi một lượng lớn tiền thuế của người dân để giúp một ngân hàng, họ đã thuyết phục một ngân hàng khác đưa tay ra cứu vớt một trong những đối thủ cạnh tranh mặc dù trong trường hợp này, chính phủ Thụy Sĩ đã đồng ý đóng góp một dòng thanh khoản trị giá 100 tỷ USD cho UBS như một phần của thỏa thuận.

Trước đó vào sáng 15/3, Credit Suisse bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Ammar Al Khudairy - Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Saudi Arabia, một nhà đầu tư chủ chốt của Credit Suisse, tuyên bố ông không thể đầu tư thêm nữa vào ngân hàng này nữa, đẩy giá cổ phiếu của Credit Suisse xuống đáy trong giao dịch cùng ngày.

Tại hai trung tâm ngân hàng ở Zurich và Bern - thủ phủ của bang Alpine, sức ép đang gia tăng. Trong khi các cuộc thảo luận để cứu vãn Credit Suisse đang diễn ra, các nhà quản lý Thụy Sĩ bao gồm Cơ quan Giám sát Thị trường Tài chính Thụy Sĩ (FINMA) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) vẫn trấn an các nhà đầu tư rằng sự cố ngân hàng ở Mỹ không gây nguy cơ lây lan trực tiếp cho thị trường tài chính Thụy Sĩ. Tuy nhiên, họ thừa nhận họ sẽ cứu Credit Suisse với khả năng tiếp cận cứu trợ không giới hạn.

Trong cuộc họp báo ngày 19/3, Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter nói rằng quyết định cứu trợ bổ sung cho Credit Suisse đã được thông qua nhưng phải giữ bí mật vì sợ mọi người hoảng loản trước loạt thông báo khẩn cấp.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast