Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh tăng trưởng khá

(Baohatinh.vn) - Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện đạt khoảng 11.369 tỷ đồng, tăng 7,26% so với thời điểm cuối năm 2022.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và các dự án trọng điểm của tỉnh.

Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh tăng trưởng khá

Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng trên địa bàn Hà Tĩnh hiện đạt khoảng 11.369 tỷ đồng.

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh cũng đã chủ động triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những tháng đầu năm 2023, dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh có xu hướng giảm thì hiện nay dư nợ cho vay ở lĩnh vực này đã có sự tăng trưởng khá mạnh.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này, dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn ước đạt 11.369 tỷ đồng, tăng 7,26% so với thời điểm 31/12/2022.

Theo rà soát, các ngân hàng có dư nợ cho vay lĩnh vực này lớn như: Vietcombank Hà Tĩnh, Vietcombank Bắc Hà Tĩnh, BIDV Hà Tĩnh, BIDV Nam Hà Tĩnh, VietinBank Hà Tĩnh...

Dư nợ cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh tăng trưởng khá

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực để tiếp cận vốn ngân hàng.

Theo ghi nhận hiện nay, mặc dù nền kinh tế đã phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã có sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy, đối tượng này vẫn đối mặt không ít khó khăn như: chi phí sản xuất, vận chuyển tăng; đơn hàng có thời điểm sụt giảm... Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục cần sự đồng hành của ngành ngân hàng, nhất là tạo điều kiện tiếp cận vốn, có các chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay... để tiếp tục đầu tư duy trì và phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, để đủ điều kiện tiếp cận dòng vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Tĩnh cần phải tiếp tục đổi mới, thích ứng chủ động, linh hoạt với cơ chế kinh tế thị trường; chú trọng xây dựng cơ chế tài chính công khai, minh bạch; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực về mọi mặt; xây dựng và triển khai phương án sản xuất, kinh doanh triển vọng...

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.