Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Ngày 15-7, tại Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Thành ủy Đà Nẵng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đồng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương. Về phía thành phố Đà Nẵng có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng tham dự hội thảo.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Các đồng chí lãnh đạo đồng chủ trì hội thảo. Ảnh: NGỌC PHÚ

Phát biểu chào mừng hội thảo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng khẳng định, hội thảo khoa học quốc gia về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” được tổ chức tại Đà Nẵng vào thời điểm toàn thành phố đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận, quy định quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố và cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức để khôi phục và phát triển kinh tế sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, qua đó 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng khẳng định, việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định, nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, ngay sau khi có kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đánh giá, tổng kết nghiêm túc, toàn diện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X).

Qua tổng kết, Đảng bộ thành phố đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng. Đó là phải nắm chắc và thực hiện đầy đủ các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; kết hợp toàn diện công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lãnh đạo, chỉ đạo phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm; mọi đường lối, chủ trương, chính sách đều hướng đến người dân, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng.

Chú trọng phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những thiếu sót, vi phạm ngay từ đầu.

“Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo, gắn với đổi mới lề lối, phong cách làm việc; giữ vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, đây là yếu tố then chốt, quyết định đến những kết quả đạt được của thành phố trong thời gian qua”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng khẳng định.

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng, việc Đà Nẵng được lựa chọn là địa phương tổ chức hội thảo là cơ hội để Đảng bộ thành phố được lắng nghe ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương về việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, những kết quả, kinh nghiệm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đồng thời hội thảo sẽ cung cấp những luận cứ mang tính lý luận và thực tiễn, góp phần tham mưu, đề xuất với Trung ương tiếp tục hoàn thiện và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong tình hình mới.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương khẳng định, trong những năm qua, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của Đảng; đối với nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và phát huy trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tinh thần thượng tôn pháp luật, khắc phục buông lỏng lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay Nhà nước…

Dấu mốc quan trọng là tại hội nghị Trung ương 5 khóa X, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có nhiều đổi mới quan trọng…

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết ( bên trái ) cùng các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: NGỌC PHÚ

Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương cho biết, hội thảo có nhiệm vụ nhận diện vấn đề, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và tổng kết bài học kinh nghiệm qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15- NQ/TW.

Qua đó làm rõ những yêu cầu đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước tình hình, nhiệm vụ mới; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện, đổi mới phương thức lãnh đạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Theo Báo Đà Nẵng

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...