Lộc Hà có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

(Baohatinh.vn) - Sản phẩm "Mắm tôm Làng Xưa" và "Rượu nếp sim Thành Tuấn" vừa được Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) chấm điểm và ra quyết định công nhận đạt chuẩn 3 sao.

Lộc Hà có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà kiểm tra quy trình, quy mô sản xuất sản phẩm mắm tôm Làng xưa.

Sản phẩm “Mắm tôm Làng Xưa” của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư HT ở thôn Đông Thắng (xã Mai Phụ), do bà Lê Thị Thơ làm chủ. Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư HT chuyên sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản, trong đó chủ yếu là sản phẩm mắm tôm có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, sử dụng 5 công nhân lao động.

Lộc Hà có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Ngành chuyên môn kiểm tra thông tin, chất lượng sản phẩm mắm tôm Làng Xưa.

Sản phẩm “Mắm tôm Làng Xưa” được làm từ ruốc (tép biển), qua khâu vệ sinh và sơ chế, nguyên liệu được trộn với muối, ủ trong các chum sành để lên men. Sau 2 – 3 tháng phơi nắng, sản phẩm được đóng chai xuất bán ra thị trường Hà Tĩnh, Hà Nội, Hưng Yên...

Năm 2022, cơ sở này sản xuất được 12 tấn sản phẩm mắm tôm, mang về doanh thu 735 triệu đồng. Năm nay, đơn vị phấn đấu sản xuất hơn 20 tấn sản phẩm, doanh thu hơn 1,2 tỷ đồng.

Sản phẩm “Rượu nếp sim Thành Tuấn” được sản xuất ở thôn Đại Lự (xã Hồng Lộc), quy mô hộ kinh doanh cá thể, do bà Nguyễn Thị Thành Làm chủ.

Lộc Hà có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Ngành chuyên môn kiểm tra thông tin, thành phần và hướng dẫn dán nhãn mác sản phẩm “Rượu nếp sim Thành Tuấn”.

Cơ sở có vốn điều lệ 500 triệu đồng; ngành nghề sản xuất, kinh doanh là chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh, trong đó chủ đạo là bán buôn, bán lẻ các loại nếp, rượu nếp ủ sim.

“Rượu nếp sim Thành Tuấn” có nguyên liệu chính là cơm nếp, men và quả sim chín. Quy trình sản xuất là liên kết thu mua nguyên liệu (nếp và sim), nấu cơm nếp, lên men, chưng cất, xử lý độc tố, lão hóa rượu, ngâm sim vào rượu đủ 3 tháng, tách rượu với bã sim và đóng chai tiêu thụ.

Cơ sở này sản xuất được 9.000 lít trong năm 2022, dự kiến đạt 10.350 lít trong năm 2023 và 12.400 lít trong năm 2024.

Lộc Hà có thêm 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao

Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà kiểm tra, chấm điểm các sản phẩm vào chiều 30/5.

Sau khi được Hội đồng đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lộc Hà công nhận đạt chuẩn, các chủ cơ sở sản xuất sẽ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, khắc phục các hạn chế trong sản xuất để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ đề Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.