Quan tòa trên mạng

(Baohatinh.vn) - A dua trên mạng xã hội, tự cho mình là quan tòa rồi thản nhiên phán xét người khác là chuyện không mới nhưng vẫn đang diễn ra phổ biến hằng ngày.

Mới đây là hai câu chuyện liên quan đến giáo dục mà sau tất cả những phán xét khắt khe, tiêu cực, thậm chí nhẫn tâm, tôi tin là tất cả đều phải cúi mặt khi đứng trước sự thật.

cach-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-vi-mot-khong-gian-mang-van004-11071728-8196.jpg
A dua trên mạng xã hội, tự cho mình là quan tòa rồi thản nhiên phán xét người khác là chuyện không mới nhưng vẫn đang diễn ra phổ biến hằng ngày. Minh họa Internet

Câu chuyện thứ nhất liên quan đến ngữ liệu trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống, lớp 5. Hành động có phần “gian manh” của người “phốt” khi cố tình chụp lại phần ngữ liệu mà cắt bỏ những câu hỏi liên quan đến xuất xứ, nội dung bài thơ đã lái “cư dân mạng” sang một hướng suy nghĩ tiêu cực về nội dung cũng như tính nghệ thuật của bài thơ. Và những “cư dân mạng” vừa biếng lười vừa cả tin đã không cần suy nghĩ mà ào vào phê phán, miệt thị.

Đáng buồn thay, trong đó có không ít người là giáo viên… Sự việc chỉ tạm hạ nhiệt khi có một nhà giáo lên tiếng, làm rõ nội dung bài thơ. Thế nhưng, những vị quan tòa trên mạng kia vẫn chưa thôi phán xét, hết phê bình nội dung bài thơ dở, họ quay ra chì chiết cách dùng từ khó hiểu của cố tác giả, trong khi chỉ cần một vài phút tra từ điển trên Google là đã có thể thay đổi suy nghĩ.

461586c9da0f63513a1e-2607.jpg
Nhiều người cho rằng việc chỉ trích, phê phán nói riêng và những hành xử tồi tệ trên mạng là bình thường. Minh họa Internet

Câu chuyện thứ hai liên quan đến một cô giáo trẻ với clip được cho là ghi lại cảnh thân mật của cô với một nam sinh trung học phổ thông. Khi mà môi trường giáo dục đã từng xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực liên quan đến chuyện tình cảm giữa thầy với trò thì đây quả là một câu chuyện có tình tiết mới, thu hút sự quan tâm của đông đảo “cư dân mạng”. Và, ai cũng nhân danh đạo đức, hăm hở làm một vị quan tòa chính trực, dõng dạc buông những lời phán xử về hành vi mà họ cho là lệch lạc của cô giáo.

Tôi chắc rằng, không một ai trong đám quan tòa trên mạng ấy có một giây dừng lại để suy xét, lật lại vấn đề xem thực hư ra sao. Khi vụ việc được nhà trường làm rõ là do học trò dựng chuyện, gài bẫy để trêu chọc cô giáo trẻ còn thiếu kinh nghiệm thì làn sóng lên án, “dạy dỗ” cô giáo mới dừng lại. Chẳng biết, trong đám quan tòa ấy, ai sẽ nhớ lại cái thời “nhất quỷ nhì ma” với nhiều trò đùa tai hại của mình để mà chất vấn lương tâm, để mà tự xấu hổ về hành động a dua, hồ đồ của mình?

tan-man-freepik-1-16355738-4749.jpg
Những phán xét vô tội vạ, không chừng hủy hoại cả sự nghiệp, hạnh phúc, thậm chí có đủ sát khí để chấm dứt một cuộc đời… Minh họa Internet

Lên án cái xấu, cổ xúy cái tốt là việc cần làm để cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng, trước khi muốn lên án ai đó, điều gì đó, trước hết, bản thân con người đó phải tốt đã. Tốt ở đây bao gồm cả về trí tuệ, tình cảm, nhận thức, đạo đức. Nếu nhận thức của bạn không tốt, nếu lời bạn buông ra thiếu sự tử tế thì việc lên án của bạn cũng chỉ là một trò đạo đức giả mà thôi. Đừng nghĩ rằng mạng xã hội là thế giới ảo và những lời mạt sát trên mạng là vô thưởng vô phạt. Những phán xét vô tội vạ của bạn, không chừng hủy hoại cả sự nghiệp, hạnh phúc, thậm chí có đủ sát khí để chấm dứt một cuộc đời…

Để trở thành một “cư dân mạng” tử tế, ngoài nhân tâm, kiến thức, bạn còn phải trau dồi rất nhiều kỹ năng. Đó là kỹ năng giữ bình tĩnh. Đó là kỹ năng hoài nghi. Kỹ năng phát giác. Kỹ năng phản biện. Có như vậy, bạn mới trở thành một quan tòa mạng thật sự sáng suốt, công minh. Có như vậy, bạn mới không gieo tổn thương cho người khác, không làm tổn hại tới cộng đồng…

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Mạnh dạn “mở lối” thoát nghèo

Cuộc sống rất khó khăn nhưng với ý chí, quyết tâm vươn lên, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã lựa chọn kinh doanh nông sản để “mở lối” thoát nghèo.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Giúp phạm nhân tìm "lối về" qua những trang sách

Giúp phạm nhân tìm "lối về" qua những trang sách

Cảm xúc ăn năn về quá khứ lỗi lầm và ước vọng tốt đẹp hướng tới tương lai của các phạm nhân Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) được thể hiện đậm nét tại Cuộc thi "Viết cảm nhận về sách".
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững tại Áo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 do Diễn đàn báo in thế giới-Hiệp hội báo chí thế giới (WAN-IFRA) tổ chức trong hai ngày 8 và 9/10 tại Cung điện Niederösterreich ở thủ đô Viên (Cộng hòa Áo), phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm xuất sắc nhất dành cho độc giả trẻ”.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.
Đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9

Đề xuất tăng thêm hai ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, đề xuất tăng thêm 2 ngày nghỉ dịp Quốc khánh 2/9, kéo dài đến ngày khai giảng, sẽ hợp lý hơn để người lao động mỗi quý có 1 kỳ nghỉ dài.