Nhiều ngôi chợ của Lào được nhượng quyền cho nhà thầu Trung Quốc
Một lễ ký nhượng quyền 40 năm ngôi chợ lớn nhất thành phố Viêng-chăn vừa diễn ra giữa ông Phu-khổng Băn-nạ-vông - Phó Đô trưởng Viêng-chăn kiêm Giám đốc Sở KH&ĐT thành phố và ông Xieng-xien Ming - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hua xing Phat-tha-na.
Đây là hoạt động bàn giao ngôi chợ cuối cùng, lớn nhất trung tâm thủ đô cho nhà thầu Trung Quốc cải tạo xây mới.
Lễ ký nhượng quyền cải tạo chợ Sáng diễn ra chiều 28/5
Bản hợp đồng ủy quyền trực tiếp cho quận Chăn-tha-bu-li phối hợp với công ty nói trên của Trung Quốc triển khai dự án cải tạo, xây mới chợ Sáng, trên diện tích 26.828 m2.
Mục tiêu dự án là cải tạo chợ Sáng thành trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại, văn minh, bao gồm các hạng mục như: ki-ốt bán hàng, ki-ốt cho thuê; phòng chiếu phim, phòng chăm sóc sức khỏe, phòng tập thể dục, khách sạn, cho thuê văn phòng, phòng hội nghị và nhiều dịch vụ khác, phù hợp với pháp luật của Lào.
Dự án có tổng mức đầu tư 79 triệu USD, tương đương 710,4 tỷ kíp Lào.
Ngay sau lễ ký, phía công ty Trung Quốc đã chuyển nộp cho thành phố Viêng-chăn gần 700 triệu kíp tiền thuê đất năm 2019, báo Vientiane Mail cho biết.
Một cửa hàng vàng của Việt kiều tại chợ Sáng
Theo báo cáo của Chính phủ Lào, trong nhiều năm lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều Lào - Trung Quốc liên tục tăng.
Lào xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng nông sản bao gồm: Gạo, chuối, ngô, cà phê, sắn, mía, rau, củ, quả... Đặc biệt, Lào đứng thứ 5 các nước xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, chiếm 2,4% thị phần nước này.
Ngược lại, Trung Quốc đầu tư vào Lào chủ yếu khai thác khoáng sản, thủy điện, nông - công nghiệp chế biến, ngân hàng, thương mại và dịch vụ. Điển hình, Trung Quốc đầu tư vào Lào dự án đường sắt Vientiane-Kunming (tỉnh Vân Nam) trị giá gần 6 tỷ USD.
Chợ Thông-khẳn-khăm bị cháy trước khi được giao cho nhà thầu Trung Quốc xây dựng
Chợ Sáng, tiếng Lào gọi là Tạ-lạt-sao, được du khách thập phương biết đến từ lâu, bởi đây là trung tâm thương mại lớn nhất nước Lào, tọa lạc giữa thủ đô Viêng-chăn; nơi đây, cộng đồng Việt kiều chiếm hơn nửa số hộ tiểu thương.
Như vậy, đến nay, các ngôi chợ lớn nhất thủ đô Viêng-chăn đều được bàn giao cho các nhà thầu Trung Quốc xây mới thành trung tâm thương mại, dịch vụ như: Chợ Khua-đin, chợ Thông-khẳn-khăm, chợ xăng-chiêng, chợ chiều (tạ-lạt-leng) và bây giờ là chợ Sáng (tạ-lạt-sao).
Điều đáng nói, trước khi được xây mới, một số chợ đã bị cháy.
Lang Quốc Khánh
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Nghi phạm sát hại thực tập sinh Hà Tĩnh tại Nhật nhận tội
Bắt thêm 26 người liên quan vụ 39 thi thể người Việt tại Essex
Anh đề xuất dời ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu sang tháng 11/2021
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới cho người yêu nhau xuyên biên giới đoàn tụ
Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh nộp đơn xin bảo hộ phá sản
2 hãng truyền thông lớn tuyên bố “cạch” họp báo không chính thức ngoài Dinh Tổng thống Brazil
Trái cây “siêu đắt” của Nhật rớt giá thảm hại vì dịch Covid-19
WHO đình chỉ thử nghiệm thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị Covid-19
Diễn biến Covid-19 tới 6h sáng 26/5: Nguy cơ “đỉnh dịch thứ hai” ở nhiều nước, Brazil đối mặt “tuần đen tối”
Nhật Bản chính thức dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp