(Baohatinh.vn) - Lễ rước đèn quy mô, màn múa lân sôi động, tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng những phần quà ý nghĩa được các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh gửi tặng các em nhỏ nhân dịp tết Trung thu.
Tối 27/9, tại UBND xã Kỳ Nam, UBND thị xã Kỳ Anh tổ chức chương trình tết Trung thu “Đêm hội trăng rằm - Lồng đèn thắp sáng ước mơ".
Tại đêm hội, các em thiếu nhi được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, tham gia các trò chơi vui nhộn và gặp gỡ chú Cuội, chị Hằng.
Tiết mục múa lân...
...được đông đảo bạn nhỏ háo hức, mong chờ.
Tại chương trình, ban tổ chức đã trao tặng 45 suất quà cho 45 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kỳ Nam; Nhóm Thiện nguyện Trái tim nhân ái trao 10 chiếc xe đạp cho 10 em học sinh; Công ty Vận tải đa phương thức AVT trao học bổng đợt 2 cho 4 em học sinh Trường Tiểu học - THCS xã Kỳ Nam. Trong ảnh: Lãnh đạo thị xã Kỳ Anh trao quà trung thu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tối 27/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức “Đêm hội trăng rằm” trao tặng quà cho các cháu có thành tích cao trong học tập...
Tại đêm hội, các cháu được xem múa lân, văn nghệ, tham gia các trò chơi dân gian, nghe kể chuyện về sự tích Trung thu, rước đèn ông sao...
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đã trao tặng gần 200 suất quà với tổng số tiền gần hơn 60 triệu đồng cho các cháu đậu đại học, học sinh giỏi...
Qua đó, tạo không khí vui tươi, ý nghĩa đêm hội Trăng Rằm cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Lễ hội “Rước đèn Trung thu năm 2023” tại xã Đồng Môn (TP Hà Tĩnh) tối 27/9 đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút đông đảo người dân, thanh thiếu nhi tham dự.
Khởi nguồn từ những mô hình nhỏ, từ những đoàn rước quanh nơi ở của các thôn dịp Trung thu thì năm nay, người dân xã Đồng Môn đã được tổ chức lễ rước đèn quy mô, bài bản. Tham gia lễ hội có 9 đoàn rước đến từ các thôn trong toàn xã.
Các mô hình đèn lồng được thiết kế cầu kỳ, lấy cảm hứng, ý tưởng từ 12 con giáp, chuyện cổ tích,... Trong ảnh: Mô hình cột mốc chủ quyền biển đảo Trường Sa được người dân thôn Tiền Tiến đưa vào đoàn rước.
Đoàn rước đèn Trung thu đi qua đường Đồng Môn, Ngô Quyền,... Trong ảnh: Linh vật rồng dài hơn 10m, bề ngang 1m của người dân thôn Thắng Lợi tham gia diễu hành.
Các mô hình đèn lồng do người dân thiết kế ngộ nghĩnh, gần gũi với trẻ em. Em Nguyễn Thảo Hà (thôn Thắng Lợi, xã Đồng Môn) bày tỏ: "Những chiếc đèn Trung thu tuyệt đẹp. Em rất thích những mô hình này".
Ai nấy đều tỏ ra phấn khích khi tham gia lễ rước đèn. Anh Phan Đăng Hải (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Gia đình tôi đưa cháu đến đây chơi từ sớm. Các mô hình năm nay được thiết kế to và đẹp hơn. Bầu không khí sôi động khiến mọi người rất vui".
Lễ rước đèn không chỉ là sân chơi dành cho thiếu nhi mà còn để lại nhiều dư âm trong lòng mỗi người dân về đêm hội sôi động, rực rỡ sắc màu
Bằng những nỗ lực không ngừng của bản thân, Phan Thị Hà Phương (Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đạt học bổng toàn phần Chính phủ Australia cho chương trình Thạc sỹ Thương mại tại Đại học Sydney.
Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
PGS. TS Nguyễn Ý Như- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội mong muốn đóng góp sức nhỏ cải thiện hệ thống thủy lợi, giúp người dân Hà Tĩnh ổn định sản xuất và sinh hoạt trước tác động của thiên tai.
Chương trình “Xuân ấm tình người” tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) là hoạt động mừng Đảng, mừng xuân ý nghĩa, đồng thời chung tay giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ năm 2025.
Tích cực chỉnh trang cơ sở vật chất, xây dựng nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, các khu, điểm du lịch ở Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị trong dịp xuân Ất Tỵ.
Đây là lần đầu tiên Ban Liên lạc Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại TP Huế tổ chức gặp mặt sau nhiều năm hoạt động trong tổ chức Hội Đồng hương Nghệ Tĩnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Hôm nay, trong những ngày đầu năm mới đầy khí thế, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh lại được hội ngộ những người “gieo hạt” trên “cánh đồng xa” của mình trong tình cảm vô cùng thiết tha, trìu mến.
Vườn lan hồ điệp hơn 7 vạn cây của một doanh nghiệp ở vùng ven mỏ sắt Thạch Khê (TP Hà Tĩnh) đã bước vào thời kỳ đơm nụ, nở hoa, liên tục được khách "chốt đơn" sớm.
Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Video hướng dẫn an toàn bay với sự tham gia của tiếp viên hàng không Bùi Thị Hoàng Yến (quê Hương Khê, Hà Tĩnh) sẽ được phát trên toàn bộ chuyến bay của Vietnam Airlines năm 2025.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, năm 2025, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong những mũi nhọn của du lịch Hà Tĩnh.
Đêm nhạc là lời tri ân của quê hương Hà Tĩnh dành cho nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, người đương thời sâu nặng nghĩa tình với mảnh đất, con người núi Hồng, sông La.
Từ sáng sớm, không khí làm việc ở làng rèn Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã rộn ràng để kịp thời cung cấp những sản phẩm chất lượng phục vụ thị trường dịp Tết.
Xinh đẹp, tự tin, thí sinh Lê Huyền Trang (quê phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuất sắc lọt vào top 9 và đạt nhiều giải phụ tại cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Di sản về đạo đức, nhân cách, y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho đời là những giá trị trường tồn, góp phần làm rạng danh nền y học dân tộc và lan tỏa giá trị văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè thế giới.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực, xúc động chân dung cao đẹp về Đại danh y của dân tộc.
Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Đến thắp hương tại khu mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân và du khách gần xa thành kính tri ân công lao to lớn của Đại danh y đối nền y học, văn học nước nhà.
Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Du khách và người dân Hà Tĩnh có cơ hội hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thông qua các hình ảnh, tư liệu tại 2 cuộc triển lãm, trưng bày di sản của Đại danh y.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.