(Baohatinh.vn) - Dãy rừng phi lao hàng chục năm tuổi dài gần 8km có tác dụng chắn gió, chắn cát, chắn sóng dọc theo bờ biển xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) ở khu vực thôn Yên Điềm, đang bị hư hại, thu hẹp dần.
Theo ông Võ Chịa ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) thì trước đây, rừng phi lao chắn cát kéo dài một dọc từ xã Cương Gián (Nghi Xuân) chạy qua xã Thịnh Lộc xuống thị trấn Lộc Hà. Từ bao đời nay, khu rừng ven biển này là vành đai xanh chắn sóng, chắn bão, chắn cát... che chở cho làng mạc, đê điều. Nhưng, mấy năm nay rừng đang bị bị hư hại, thu hẹp vì thiên tai tác động, bị biển xâm lấn khoảng 30 - 40m.
Dấu tích hư hại của cánh rừng phi lao phần nào được thể hiện qua những gốc cây phi lao mục, đen trũi nằm ngay sát mặt biển, cách bờ hàng chục mét.
Nhiều gốc cây phi lao hàng chục năm tuổi, gốc có rễ mọc chằng chịt mới bị sóng và gió đánh bật gốc, đổ nghiêng ngả.
Ngoài các cây mới đổ thì những gốc cây bị chết do mưa bão, triều cường trong các mùa mưa bão trước cũng nằm ngổn ngang, vương vãi dọc bãi biển Thịnh Lộc.
Ngoài những cây đã chết, đổ gãy thì những gốc phi lao có đường kính khoảng 15 - 20cm, dưới gốc đã bị sóng làm xói hàm ếch, rễ không còn bám đất, cành lá bắt đầu bị khô héo... rất khó sống sót, trụ vững qua mùa mưa bão năm nay.
Những mầm non từng được kỳ vọng sẽ thay thế sứ mệnh bảo vệ làng mạc, đê điều như thế này cũng bị sóng đánh bật gốc, đổ theo cồn cát, sắp trôi theo dòng nước thủy triều.
Những phi lao hàng chục năm tuổi đang chết dần, chết mòn nhưng việc trồng rừng thay thế đang gặp nhiều khó khăn vì thiên tai khắc nghiệt, không mang về hiệu quả kinh tế cho người dân, quá trình xâm thực của biển đang diễn ra với tốc độ khá nhanh...
Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong thông tin: "Rừng phi lao ngoài đê Tả Nghèn kéo dài khoảng 8 km, rộng từ 40 - 100m (tùy từng đoạn) chạy dọc theo bờ biển. Những năm gần đây, rừng thường xuyên bị hư hại do tác động của mưa bão, triều cường nên dần bị thu hẹp.
Hiện nay, ở khu vực rừng này chưa có chương trình, dự án nào được triển khai để bảo vệ, cải tạo, phát triển. Sau mỗi đợt mưa bão thì bà con ở khu vực gần biển tự mang cây giống ra trồng nhưng tỷ lệ sống sót rất ít".
Tiểu công viên ở khu vực ngã ba giao đường Xô Viết Nghệ Tĩnh với đường Nguyễn Công Trứ (TP Hà Tĩnh), cỏ, cây dại mọc um tùm, mất mỹ quan đô thị.
Với giá bán chỉ từ 25.000 - 40.000 đồng/hộp 500 gram, dâu tây được bày bán tràn lan tại các chợ dân sinh, cửa hàng hoa quả Hà Tĩnh khiến người tiêu dùng lo ngại về chất lượng.
Hình ảnh những tấm pano, biển quảng cáo hư hỏng, rách nát tại các địa điểm du lịch biển Hà Tĩnh gây phản cảm, mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trước thềm cao điểm.
Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Nhiều đoạn mương thoát nước trên đường Ngô Quyền (phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) bị mất nắp đậy nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, gây nguy hiểm cho người đi đường.
Khách hàng sử dụng điện ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bị “sập bẫy” kẻ gian, mất tiền oan khi cả tin thực hiện nộp tiền điện qua mạng dưới hướng dẫn của đối tượng lừa đảo.
Đường liên xã 19/5 là huyết mạch giao thông quan trọng, đi qua các xã vùng biển ngang của thành phố Hà Tĩnh nhưng đã xuống cấp, nhỏ hẹp, rất cần được nâng cấp.
Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Cùng với tỉa dặm lúa, thời điểm này, nông dân Hà Tĩnh cũng phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, song không ít người vô tư vứt vỏ thuốc tùy tiện.
Dù có biển báo cấm đi thẳng và rẽ trái song rất nhiều phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường ĐH.36 giao với QL 1 (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn thản nhiên vi phạm.
Trục đường liên xã Duệ Thành (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) chằng chịt "ổ voi, ổ gà" đang gây khó khăn cho việc đi lại của Nhân dân, ảnh hưởng mỹ quan nông thôn.
Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.
Đường Ngọc Sơn đoạn tổ dân phố Thuận Hồng, phường Đức Thuận (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân, ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Qua thời gian sử dụng, nhiều chiếc máy bán hàng tự động đặt tại TP Hà Tĩnh đã xuống cấp, thậm chí, một số ngừng hoạt động được tập kết không đúng vị trí, gây mất mỹ quan đô thị.
Huyện Lộc Hà đã được sáp nhập về huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nhưng hệ thống biển chỉ dẫn đường chưa được thay thế, sửa chữa khiến người tham gia giao thông gặp khó.
Việc viết sai tên các nhân vật lịch sử, tiền bối cách mạng trên biển chỉ đường ở TP Hà Tĩnh vừa làm mất ý nghĩa trang trọng, vừa gây khó chịu cho người đi đường.
Tết Nguyên đán cận kề, nhiều người dân Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung lựa chọn chụp ảnh cùng áo dài truyền thống, song mỗi người cần lựa chọn trang phục, cách tạo dáng phù hợp.
Đoạn đường trục xã qua thôn Tùng Sơn, xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang xuống cấp nghiêm trọng nên người dân mong được ưu tiên kinh phí để nâng cấp, mở rộng kiên cố.
Sau nhiều năm đợi chờ, tuyến đường Cao Thắng (thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã được nâng cấp, đưa vào sử dụng trong niềm vui của hàng trăm hộ dân địa phương.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt, ăn uống ở đập Đá Hàn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ô nhiễm khiến người dân bất an, gây khó khăn cho nhà máy nước sạch nên cần sớm khắc phục dứt điểm.
Do thiếu kinh phí đầu tư nâng cấp, Trạm bơm thôn Đồi Cao, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn lao động, khó phát huy hiệu quả tưới tiêu.
Lưu lượng phương tiện qua lại lớn nhưng hiện nay, nút giao giữa QL1 với tuyến đường trục xã Quang Hòa (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn chưa được trang bị đầy đủ hệ thống ATGT, khiến người dân bất an.