Sản lượng thủy sản nước ngọt ở Hà Tĩnh đạt trên 6.800 tấn/năm

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, nhằm tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, đầm..., người dân ở nhiều địa phương Hà Tĩnh đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại giá trị kinh tế cao.

Sản lượng thủy sản nước ngọt ở Hà Tĩnh đạt trên 6.800 tấn/năm

Mô hình thí điểm nuôi cá lồng: cá lăng, cá leo, cá chép, trắm giòn... trong lòng hồ Ngàn Trươi do UBND huyện Vũ Quang triển khai bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo đó, toàn tỉnh hiện có trên 4.600 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với sản lượng hàng năm đạt trên 6.860 tấn, giá trị sản suất ước đạt 274 tỷ đồng. Nuôi thủy sản nước ngọt đã tận dụng được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, diện tích ao, hồ, đầm... ở các địa phương.

Đối tượng nuôi chủ yếu trên địa bàn tỉnh là các loài cá truyền thống như: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép. Nuôi cá nước ngọt truyền thống mức đầu tư thấp, ít dịch bệnh, rủi ro thấp nên hầu hết người nuôi vẫn có lãi từ 30 - 50 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ các đối tượng cá truyền thống thường là các địa phương trong tỉnh.

Sản lượng thủy sản nước ngọt ở Hà Tĩnh đạt trên 6.800 tấn/năm

Các đối tượng nuôi mới như: cá diêu hồng, cá lóc, cá leo, cá rô phi, cá trắm đen, cá chép giòn, tôm càng xanh, ếch, ốc bươu đen... có thị trường rộng, nhu cầu cao. Trong ảnh: Nuôi cá diêu hồng trong các lồng bè trên sông phát triển tốt tại Hà Tĩnh.

Nuôi các đối tượng thủy đặc sản và giống mới như: cá diêu hồng, cá lóc, cá leo, cá rô phi, cá trắm đen, cá chép giòn, tôm càng xanh, ếch, ốc bươu đen... cũng đang được người dân chú trọng phát triển. Các đối tượng này có hình thức nuôi đa dạng như: nuôi thâm canh lồng bè, nuôi bán thâm canh, thâm canh trong ao, nuôi trong bể tròn. Thị trường ngày càng được mở rộng đến các tỉnh thành trong cả nước như: Nghệ An, Hà Nội, Thanh Hóa.... nhờ đó, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi được nâng cao.

Sản lượng thủy sản nước ngọt ở Hà Tĩnh đạt trên 6.800 tấn/năm

Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá nước ngọt quy mô lớn, cần tích cực lựa chọn nguồn giống chất lượng để cung ứng ra thị trường.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh (Sở NN&PTNT), mặc dù nuôi trồng nước ngọt của tỉnh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế đều tăng nhưng hình thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh cải tiến và bán thâm canh, thâm canh vẫn ở quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng vùng sản xuất còn hạn chế; sản xuất chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún.

Để lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển bền vững, thời gian tới, các địa phương cần đánh giá cụ thể về tiềm năng, thế mạnh, thực trạng; cần có những chính sách hỗ trợ người nuôi đẩy mạnh đầu tư thâm canh trong sản xuất. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao công nghệ; khuyến cáo đầy đủ về nội dung, thời gian, mùa vụ, dịch bệnh; khuyến khích, áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGAP công nghệ nuôi hiện đại theo hướng bền vững. Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá nước ngọt quy mô lớn trên địa bàn tỉnh cần tích cực lựa chọn nguồn giống chất lượng để đáp ứng đủ nhu cầu giống cá nước ngọt thả nuôi cho người dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.