Sáng 17/5, đã 31 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, gần 10.000 người cách ly chống dịch

Bản tin lúc 6h ngày 17/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 31 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng. Hiện chỉ còn gần 10.000 người đang cách ly phòng chống dịch

Tổng số ca mắc:

- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 17/5: Đến nay Việt Nam đã bước đầu bảo vệ thành quả 31 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

- Tính đến 6h ngày 17/5: Việt Nam có tổng cộng 178 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Tính từ 18h ngày 16/5 đến 6h ngày 17/5: 0 ca mắc mới.

Sáng 17/5, đã 31 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, gần 10.000 người cách ly chống dịch
Sáng 17/5, đã 31 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, gần 10.000 người cách ly chống dịch

Số người cách ly: Tính đến 6h ngày 17/5, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 9.161, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 302

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.179

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.680

Sáng 17/5, đã 31 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, gần 10.000 người cách ly chống dịch

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

Đến thời điểm này đã có 260 bệnh nhân COVID-19 tại nước ta được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 58 bệnh nhân đang điều trị tại 8 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Tính đến sáng ngày 17/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 12 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Về tình hình bệnh nhân nặng, Tiểu Ban điều trị cho biết đến hôm nay sức khoẻ của BN91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh tuy tiên lượng còn nặng nhưng có tiến triển khá hơn. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính 5 lần liên tiếp với virus SARS-CoV-2 và hiện đã ngừng dẫn lưu màng phổi. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục thở máy.

Liên quan đến công tác điều trị 25 ca bệnh COVID-19 tại BVĐK tỉnh Thái Bình , chiều ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Đội trưởng Đội cơ động phản ứng nhanh của Bộ Y tế làm Trưởng đoàn cùng các thành viên kiểm tra và làm việc với BVĐK tỉnh Thái Bình về điều trị bệnh nhân COVID-19. Đoàn đã đi kiểm tra công tác khám, sàng lọc, tiếp nhận điều trị và cách ly người bệnh, thăm và động viên người bệnh mắc COVID-19.

Hiện BV có 25/33 ca dương tính, trong đó có 2 ca có biểu hiện sốt, viêm phổi (8 ca còn lại vẫn được theo dõi, cách ly tại BV). Các bệnh nhân được tập trung tại khoa Truyền nhiễm cách ly riêng, biệt lập có lối đi riêng.

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đề nghị BVĐK Thái Bình tập trung tối đa mọi nguồn lực để ưu tiên quản lý, điều trị, chăm sóc toàn diện cho các ca bệnh COVID-19. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của từng ca bệnh, tổ chức Hội chẩn liên khoa, liên viện, hội chẩn với Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế qua Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Bộ Y tế) khi cần để lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho người bệnh.

“BVĐK tỉnh tuyệt đối không để dịch bệnh lây ra nhân viên y tế và người bệnh. Bệnh viện tập trung điều trị người bệnh, theo dõi sát diễn biến từng ca bệnh và đề nghị chuyển 2 ca bệnh có viêm phổi về BV Bệnh nhiệt đới TW; Đội cơ đồng BV Bạch Mai tiếp tục khám, theo dõi các ca bệnh còn lại, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện...”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Theo Suckhoedoisong

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.