Sáng 31/8, đã 36 giờ không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, tín hiệu vui từ ổ dịch Hải Dương

Bản tin 6h sáng ngày 31/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới được ghi nhận. Như vậy đến nay đã 36h, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Tại ổ dịch Hải Dương đã có 14 bệnh nhân âm tính từ 1-2 lần

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 31/8: Việt Nam có tổng cộng 690 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 550 ca.

- Tính từ 18h ngày 30/8 đến 6h ngày 31/8: 0 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 57.097, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.111

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 16.006

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 39.980

Sáng 31/8, đã 36 giờ không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, tín hiệu vui từ ổ dịch Hải Dương

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 695 bệnh nhân COVID-19/ 1.040 ca mắc.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 40 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 48 ca, số ca âm tính lần 3 là 27 ca.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có 11 trường hợp có tiên lượng nặng và nguy kịch, trong tổng số bệnh nhân đang điều trị, trong đó số tiên lượng rất nặng là 6/11trường hợp, và tiên lượng tử vong bất cứ lúc nào là 5 trường hợp. Số trường hợp mắc COVID-19 tiên lượng nặng và nguy kịch này chủ yếu thuộc nhóm lây nhiễm cộng đồng, có nguồn gốc từ ổ dịch Đà Nẵng

Đến thời điểm này số ca tử vong ở nước ta là 32 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.

Tại phiên họp với thường trực Chính phủ vài ngày trước, UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị nếu không có thêm ca mắc công đồng đột biến, Đà Nẵng đề nghị nới giãn cách dần theo hướng mở rộng thêm các khu vực được dỡ bỏ cách ly y tế, thực hiện “bình thường mới” theo chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ những khu vực nguy cơ tiếp tục thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Trong 37 ngày vừa qua, số bệnh nhân liên quan đến khu vực Đà Nẵng là 550 bệnh nhân, ngày cao điểm nhất ghi nhận tới 83 bệnh nhân trong ngày. Riêng thành phố Đà Nẵng có 25 người tử vong do COVID-19, đa số đều là người cao tuổi và có bệnh lý nền. Liên quan đến các ổ dịch ở Hải Dương, gần 1 tuần qua tại ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi (36 Ngô Quyền, phường Phạm Ngũ Lão) và thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng (cùng TP. Hải Dương) không ghi nhận thêm trường hợp mắc COVID-19.

Đây là tìn hiệu đáng mừng cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Hiện tại, 5.507 trường hợp F1 tại 2 ổ dịch nói trên đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ 01/8 đến 17h ngày 29/8, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 20 ca bệnh mắc COVID-19. Trong đó, ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi có 13 bệnh nhân; 3 bệnh nhân tại ổ dịch thôn Thanh Xá, xã Liên Hồng; 3 bệnh nhân nhập cảnh và 1 bệnh nhân ngoại tỉnh.

Tính đến 17h chiều qua, có 7 bệnh nhân cho kết quả âm tính lần 2 với virus SARS-CoV-2 gồm: 907, 963, 970, 971, 972, 973, 978 và 4 bệnh nhân: 977, 950, 908, 906 có kết quả âm tính lần 1. Riêng 3 bệnh nhân tại ổ dịch xã Liên Hồng (1016, 1021, 1022) có kết quả xét nghiệm ngày hôm qua âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và cả 3 bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hải Dương.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.