Siết chặt quản lý giống, vật tư phân bón trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cách đây 1 năm, hệ thống quản lý nhà nước về giống, vật tư nông nghiệp đã được chấn chỉnh và thanh lọc. Tuy vậy, với hơn 54.000 ha lúa, vụ xuân cần đến hàng trăm tấn giống và khối lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất trong năm thì rất dễ “đi vào vết xe đổ” nếu thiếu sự quản lý chặt từ đầu vụ...

Sau đợt thanh tra toàn diện cuối năm 2014 với hơn 603 cơ sở bị “xử trảm”, thị trường phân bón, giống và vật tư “sạch sẽ” hơn. Có thể coi đây là “cuộc cách mạng” để các địa phương có cơ hội xây dựng lại mạng lưới cơ sở SXKD giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn.

Thời vụ xuống giống trà mạ sớm nhất của vụ xuân sắp bắt đầu. Mặc dù sức mua chưa lớn nhưng thị trường giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã trở nên “nóng” cách đây cả tháng. Công ty CP Vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh những ngày qua, các chuyến hàng liên tục nhập kho. Kể từ tháng 10, số lượng phân bón tập kết đã đến tàu hàng thứ 3. Tất cả đều đã phân bổ về các tổng kho, đại lý của công ty ở các địa phương.

Siết chặt quản lý giống, vật tư phân bón trên địa bàn Hà Tĩnh ảnh 1

Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh kiểm soát chặt chẽ sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Ông Võ Thanh Hải - Giám đốc công ty cho biết: “Hiện công ty đã chuẩn bị khoảng 4.000 tấn phân bón, chủ yếu là NPK, đạm. Trước đây, chúng tôi cũng không khỏi đau đầu khi bị những loại phân bón có chất lượng thấp, giá thành rẻ trên địa bàn cạnh tranh. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của ngành chuyên môn trong việc xử lý dứt điểm cùng với công tác tuyên truyền nên đã nâng cao ý thức sử dụng phân bón tốt, chất lượng cho nông dân”.

Nhiều năm qua, bạn hàng đơn vị hướng tới là những nhà sản xuất có thương hiệu như: NPK Việt Nhật, NPK Con Ó, Đạm Phú Mỹ; Đạm Hà Bắc… Hơn thế, công ty còn chủ động thực hiện hệ thống quản lý nội bộ nghiêm ngặt. “Từ kho tổng khi đưa hàng về các cửa hàng, đại lý, đều được cấp một mã số, bao gồm số lô, số thùng, khối lượng, ngày vào - ra và niêm yết giá bán. Bên cạnh đó, thông báo với ngành chuyên môn về số lượng, nguồn hàng và gửi mẫu kiểm tra, quản lý” - ông Hải cho biết thêm.

Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh là đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn. Riêng vụ xuân, công ty cung ứng hàng trăm tấn, trong đó, lúa 400 tấn. Đây cũng là công ty đầu tiên của tỉnh khép kín được quy trình sản xuất giống.

Bà Nguyễn Thị Lài - Phó Giám đốc công ty cho biết: “Trong số 400 tấn giống thì phần lớn là do công ty phục tráng, sản xuất theo cơ cấu bộ giống chủ lực của tỉnh. Ngoài ra, chúng tôi vẫn tìm đến những bạn hàng truyền thống, có uy tín và thương hiệu nhằm cung ứng cho bà con nguồn giống chất lượng nhất. Vụ xuân 2016, công ty tiếp tục thực hiện liên kết sản xuất chuỗi với nhiều địa phương cả về lúa thương phẩm lẫn lúa giống. Trong đó, cung ứng khép kín từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình và bao tiêu sản phẩm cuối vụ”.

Vào thời điểm này, các địa phương bắt đầu ra quân kiểm tra các cơ sở SXKD mặt hàng này trên địa bàn mình quản lý. Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Động thái quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm phải bắt đầu từ cơ sở, tức là thôn xóm, xã. Nếu không có sự phối hợp này thì việc quản lý theo hệ thống là rất khó. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân hậu quả của việc sử dụng phân bón kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, cũng như việc tăng cường tuyên truyền các quy định của pháp luật về SXKD giống, vật tư nông nghiệp để toàn dân được biết”.

Mới đây, tại một số địa phương, việc các cơ sở thiếu thủ tục, giấy tờ nhưng vẫn buôn bán công khai đã được ngành chuyên môn vào cuộc xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý chặt từ cơ sở thì ngành chuyên môn và các địa phương khó kiểm soát khi tình hình vi phạm “nở rộ”.

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.