Sớm có phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh và siêu bão

(Baohatinh.vn) - Sáng 7/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Sớm có phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh và siêu bão ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Cần tiếp tục rà soát lại và có kế hoạch bổ sung các phương tiện ứng cứu trong siêu bão.

Theo báo cáo mô phỏng các kịch bản bão mạnh đổ bộ vào Trung Bộ, Nam Bộ và nhận định về tác động của gió bão đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho thấy: Bão mạnh có thể giữ được cấp độ đến sát bờ và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển; khi bão dịch chuyển vào đất liền, cấp bão sẽ giảm nhanh do hiệu ứng ma sát của địa hình.

Từ 6-12 giờ ngay sau khi đổ bộ, bão có thể giảm xuống 2-3 cấp. Các tỉnh Trung Bộ có khả năng xảy ra gió mạnh do bão trên cấp 12 và 13, lớn hơn so với khu vực Nam Bộ. Nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng trong bão cao, tập trung vào khu vực ven biển Nam Bộ và Huế, do đây là các vùng đất trũng.

Để ứng phó với siêu bão, UBND các tỉnh, thành phố cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của của bão. Thông báo, kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ra khỏi vùng nguy hiểm và về bờ. Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền đang hoạt động ven biển. Tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu cho các tàu thuyền tại bến. Tổ chức chặt tỉa cây cối, chằng chống nhà cửa; rà soát phương án, chuẩn bị, chủ động tổ chức sơ tán nhân dân vùng nguy hiểm. Cảnh báo kịp thời cho cư dân ở những vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, đập thủy lợi, thủy điện. Có phương án tiêu thoát nước đô thị, chủ động tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập. Kiểm soát giao thông tại khu vực bị ngập.

Các cơ quan truyền thông đại chúng cần liên tục thông báo diễn biến của bão, mưa, lũ và chỉ đạo của cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

Đối với tàu, thuyền khi gặp bão, trong mọi trường hợp không được lái hoặc để cho tàu trôi xuôi theo hướng gió vì bão sẽ cuốn tàu vào gần tâm bão; thay vào đó, phải liên lạc khẩn cấp với các tàu khác đang ở trong khu vực và với đài trực canh ven bờ để được ứng cứu. Trường hợp không thể đưa kịp tàu về vùng biển của Việt Nam mà phải vào vùng biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác để tránh, trú bão thì phải điện báo ngay cho cơ quan chức năng của Việt Nam biết những thông tin cơ bản, vị trí của tàu, thuyền. Khi lánh nạn, phải tuân thủ pháp luật, quy định liên quan của nước sở tại.Trong trường hợp khẩn cấp, sử dụng tín hiệu báo hiệu tàu bị nạn cần trợ giúp theo Luật tránh va.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho rằng, để ứng phó hiệu quả với bão mạnh, siêu bão phải có những thông tin dự báo, thông tin điều hành chính xác. Thông tin dự báo có sai số càng nhỏ sẽ càng giảm thiểu được mức độ thiệt hại. Cần tăng thêm nguồn lực lực đầu tư cho hệ thống dự báo, nâng cao năng lực dự báo. Do tình hình biến đổi khi hậu của trái đất, những cơn bão trong thời gian gần đây thường có xu hướng mạnh, cực đoan hơn, lượng mưa thường cục bộ hơn nên các phương án ứng phó cũng cần phải làm mới hơn.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn, cụ thể hóa các phương án ứng phó với bão. Các Bộ, ngành, các địa phương cần sớm có phương án bổ sung ứng phó với bão mạnh và siêu bão.

Chỉ đạo điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục kiểm tra các phương án phòng chống thiên tai của các đơn vị, địa phương. Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa, cấp gió, triều cường, nước biển dâng cao nhất trong cả nước nên công tác phòng chống bão, nước biển dâng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần tiếp tục rà soát lại và có kế hoạch bổ sung các phương tiện ứng cứu trong siêu bão.

Theo báo cáo phân vùng bão, Hà Tĩnh thuộc vùng ven biển có tần số bão hàng năm 1,0 – 1,5 cơn. Mùa bão lùi về nửa cuối mùa hè, tập trung vào các tháng 8, 9, 10; lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ đạt 790 mm. Cường độ bão đã ghi nhận được là cấp 13.

Về nguy cơ nước dâng do bão, mức cao nhất đã xảy ra tới trên 4,0 m, trong tương lai, khi có bão có khả năng mạnh thêm, nước dâng do bão có thể lên đến trên 4,5 m; trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, nước dâng tổng cộng trong bão có thể lên tới 5,7 – 6,2 m.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.