(Baohatinh.vn) - Thiên nhiên ban tặng cho Hà Tĩnh con sông Rào Cái thơ mộng, hữu tình, kết nối thành phố Hà Tĩnh với nhiều địa chỉ du lịch văn hóa - tâm linh. Tuy nhiên, sông Rào Cái đến nay vẫn đang ngổn ngang cọc chắn luồng lạch, gây cản trở tàu thuyền qua lại.
Người dân mặc sức cắm cọc đáy trên sông Rào Cái đánh bắt nguồn lợi thủy sản
Tình trạng cọc đáy "nhức mắt" trên sông Rào Cái
Từ nhiều năm qua, dòng sông Rào Cái đang bị con người xâm hại vô tội vạ. Giữa lòng sông, cơ man cọc đáy cắm ngổn ngang chắn hết cả luồng lạch, gây tiềm ẩn tai họa cho các phương tiện tàu thuyền qua lại. Dọc hai bên bờ sông bị ô nhiễm mùi hôi thối bởi chồng chất rác thải.
Bà Nguyễn Thị Vân ở xã Tượng Sơn (Thạch Hà) - một trong những cư dân làng chài chuyên nghề đóng đáy cho hay: “Dọc sông Rào Cái từ cầu Phủ đến cửa Sót ước có hàng trăm, nghìn trụ cọc đáy bằng cây phi lao đang chôn chìm dưới lòng sông, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại. Có không ít thuyền bè bị cọc đáy đâm thủng”.
Khi thủy triều dâng, những trụ đáy này thành mũi chông gây nguy hiểm với tàu thuyền
Theo Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lê Trần Sáng, sở đang tham mưu tỉnh xây dựng lộ trình phát triển tour, tuyến của loại hình du lịch đường sông, trong đó có tuyến du lịch đường sông. Ngành đã chủ động tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp mở tuyến du lịch đường sông Rào Cái kết nối trung tâm TP Hà Tĩnh với Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên), Khu du lịch Quỳnh Viên – Lê Khôi (Thạch Hà), Đền thờ vua Mai Hắc Đế (Lộc Hà)...
Ngành chức năng, địa phương đang vận động người dân tự giác gỡ bỏ các trụ đáy trên sông Rào Cái
Vừa qua, Sở VH-TT&DL đã có cuộc làm việc với các ngành chức năng và các địa phương nhằm tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nhân dân chấp hành nghiêm Luật ATGT đường thủy trên sông Rào Cái; vận động người dân tự giác gỡ bỏ các trụ đáy trên sông Rào Cái; chủ động thu gom rác thải, nêu cao ý thức xây dựng cảnh quan môi trường dọc hai bên bờ sông đảm bảo xanh, sạch đẹp, hấp dẫn du khách.
Rác thải vứt bừa bài dọc bờ sông gây ô nhiễm môi trường
Đến tham quan, khảo sát tại một số khu điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đầu tháng 7 vừa qua, đoàn Pamtrip TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất tâm đắc với tuyến du lịch sông Rào Cái. Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh Lã Quốc Khánh chia sẻ: “Tuyến du lịch trên sông Rào Cái kết nối các địa chỉ tham quan, danh thắng trên địa bàn là rất lý tưởng. Tuy nhiên, địa phương cần phải tăng cường an ninh đường thủy, đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia các tour du lịch theo đường sông”.
Hy vọng, thời gian tới, với sự vào cuộc từ các ngành, địa phương và sự đồng hành của người dân, tuyến du lich đường sông Rào Cái sẽ sớm được đánh thức, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Hà Tinh.
Sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ) bắt nguồn từ vùng núi phía Đông huyện Cẩm Xuyên chảy qua địa bàn huyện Thạch Hà và đổ ra cửa Sót. Khúc hạ du sông Rào Cái tính từ tuyến đập chính hồ Kẻ Gỗ đến chân đền Lê Khôi nơi Cửa Sót dài khoảng 29 km. Đây là khúc sông lớn, có độ sâu thỏa sức cho thuyền bè đi qua, về lại thuận tiện.
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị ê kíp thực hiện tiếp thu các ý kiến góp ý để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" diễn ra thành công tốt đẹp.
Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Không chỉ đưa dân ca ví, giặm vào bài giảng, nhiều trường học ở vùng đất di sản Nghi Xuân (Hà Tĩnh) còn thành lập câu lạc bộ để tạo sân chơi cho những học sinh có năng khiếu, đam mê ví, giặm của quê hương.
Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Với nhiều nỗ lực trong hoạt động khởi nghiệp, anh Đặng Văn Cường (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2024 của Trung ương Đoàn.
Các phần việc cho kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh đang được các đơn vị triển khai đúng kế hoạch, sẵn sàng cho sự kiện diễn ra thành công.
Cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ) là giáo viên duy nhất ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024.
Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.