Sứa biển được giá, ngư dân Hà Tĩnh vui như hội!

(Baohatinh.vn) - Tháng 1 đến tháng 3 âm lịch là thời điểm thu hoạch sứa biển ở Hà Tĩnh. Dù chỉ kéo dài 3 tháng nhưng mỗi vụ có thể đem về cho ngư dân hàng trăm triệu đồng...

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Thời điểm này là chính vụ thu hoạch sứa biển. Vì vậy, tạm gác lại những chuyến vươn khơi dài ngày, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chuyển sang đánh ven bờ để "săn" sứa biển.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Vừa trở về từ chuyến ra khơi đánh bắt sứa biển, anh Lê Doãn Khoa (thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) cho biết: “Chúng tôi đi từ 4h sáng. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, 2 vợ chồng bắt được 16 con. Không kể lớn hay bé, thương lái thu mua ngang giá 40.000 đồng/con”.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Theo anh Khoa, thời điểm này đang là chính vụ nên sứa rất to, có con nặng 20-25 kg. Rạng sáng, sứa thường nổi lên mặt biển để kiếm thức ăn nên đây chính là thời khắc "vàng" để khai thác. "Chúng tôi chỉ cần tìm đúng luồng, thả lưới 2-3 tiếng đồng hồ là có thể thu lưới để vớt sứa lên thuyền. Mặc dù giá trị thu mua không cao như các loại hải sản khác nhưng nhờ sản lượng lớn nên mỗi vụ, chăm chỉ thì 2 vợ chồng cũng thu hơn trăm triệu đồng" - anh Lê Doãn Khoa cho hay.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Sau khi sứa cập bến, thương lái tiến hành thu mua và sơ chế ngay trên bờ biển. Người dân vùng biển Thịnh Lộc (Lộc Hà) gọi mùa thu hoạch sứa biển là mùa hái "vàng trắng".

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Ngay trên bãi biển, từng con sứa to, nặng hàng chục kg bắt đầu được cắt ra thành từng tảng nhỏ.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Sau đó, bà con dùng cát để làm sạch nhớt.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Ông Nguyễn Văn Vệ (thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, Lộc Hà) chia sẻ: “Vất vả nhất là công đoạn chà nhớt. Phải dùng sức mới chà được sạch, phải làm sạch mới đảm bảo an toàn khi đến tay người dùng. Làm lâu năm nên giờ quen rồi, chứ hồi đầu 2 tay phòng rộp vì ngứa”.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Sau công đoạn chà nhớt, sứa được đem xuống bờ biển rửa sạch.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Chị Lê Thị Phương (Thạch Kim, Lộc Hà) làm nghề thu mua sứa biển lâu năm cho biết: “Sau khi cắt sứa thành từng miếng nhỏ, chúng tôi tiếp tục rửa sạch rồi mang về nhà sơ chế. Sứa được ngâm trong nước lá dung, lá sim hoặc lá lấu. Ít nhất phải ngâm 2 ngày, mỗi ngày đều phải thay nước 1 lần mới đảm bảo an toàn”.

sua bien duoc gia ngu dan ha tinh vui nhu hoi

Cũng theo chị Phương, mấy năm trở lại đây, sứa biển được giá. Riêng năm nay, sứa có giá 40.000 đồng/con, cao gấp đôi so với năm ngoái. Các sản phẩm chế biến từ sứa biển nay trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, sứa còn được xuất sang Trung Quốc, Lào, Thái Lan... Không chỉ mang lại nguồn lợi cho người đánh bắt, nghề này còn tạo việc làm, đưa lại lợi nhuận cao cho đội ngũ thu mua, chế biến.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.