Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành các khuyến nghị tạm thời cho việc tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm.

Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Vaccine Sinopharm có hiệu quả như thế nào?

Một thử nghiệm lớn ở nhiều quốc gia ở giai đoạn 3 đã chỉ ra rằng 2 liều, được sử dụng cách nhau 21 ngày, có hiệu quả chống lại nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79% sau 14 ngày kể từ ngày thứ hai trở lên. Hiệu quả của vaccine đối với việc giảm tỷ lệ nhập viện là 79%.

Thử nghiệm không được thực hiện để chứng minh hiệu quả chống lại bệnh nặng ở những người mắc bệnh đi kèm, đang mang thai hoặc ở những người từ 60 tuổi trở lên. Nhóm cố vấn hiện khuyến nghị sử dụng vaccine này, theo lộ trình ưu tiên của WHO.

Khi có dữ liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến nghị phù hợp.

So sánh hiệu quả vaccine Sinopharm với các loại vaccine COVID-19 khác?

Không thể so sánh giữa các loại vaccine do các phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả các vaccine có trong Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do COVID-19 .

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Sinopharm không?

Dữ liệu hiện có về vaccine COVID-19 Sinopharm ở phụ nữ mang thai không đủ để đánh giá hiệu quả của vaccine hoặc các rủi ro liên quan đến vaccine trong thai kỳ. Tuy nhiên, vaccine này là vaccine bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vaccine khác với hồ sơ an toàn đã được ghi nhận, kể cả ở phụ nữ mang thai.

Do đó, hiệu quả của vaccine COVID-19 Sinopharm ở phụ nữ mang thai được kỳ vọng sẽ tương đương với hiệu quả quan sát được ở phụ nữ không mang thai ở độ tuổi tương tự.

Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra.

Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Người dân tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm tại Trung tâm Văn hóa Quận 7. Ảnh: VGP/Nguyễn Kim

Để giúp phụ nữ mang thai thực hiện đánh giá này, họ cần được cung cấp thông tin về các nguy cơ của COVID-19 trong thai kỳ; những lợi ích có thể có của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ học địa phương; và những hạn chế hiện tại của dữ liệu an toàn khi tiêm vaccine ở phụ nữ có thai.

WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vaccine.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trong một phát biểu ngày 6.8 cho biết lợi ích mà vaccine COVID-19 Sinopharm đem lại lớn hơn nguy cơ.

Chống chỉ định với những ai?

Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine không nên dùng nó. Bất kỳ ai có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm chủng cho đến khi họ không còn sốt.

Liều lượng khuyến nghị là bao nhiêu?

Nhóm cố vấn của WHO khuyến cáo sử dụng vaccine Sinopharm dưới dạng tiêm bắp 2 liều (0,5ml). Khoảng thời gian từ 3–4 tuần giữa liều đầu tiên và liều thứ hai. Khuyến cáo rằng tất cả các cá nhân được tiêm chủng nên tiêm hai liều.

Vaccien Sinopharm có an toàn không?

WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine và đã khuyến nghị sử dụng vaccine cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Dữ liệu an toàn cho những người trên 60 tuổi bị hạn chế (do số lượng nhỏ người tham gia thử nghiệm lâm sàng).

Nguồn WHO (Theo Báo Lao động)

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.