Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung cao PCCR, ứng phó với thiên tai và thực hiện thắng lợi đề án sản xuất vụ hè thu.

Sáng 28/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị trực tuyến về tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BVR - PCCCR); phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2022; triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2023.

Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện sở, ban, ngành cấp tỉnh. Hội nghị được truyền hình trực tiếp đến 13 huyện, thị xã, thành phố.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt chủ trì hội nghị.

Hà Tĩnh có 359.785 ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh đã giao 325.526 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý; diện tích chưa giao đang do UBND xã quản lý 34.258 ha.

Diện tích rừng trọng điểm dễ cháy, có nguy cơ xâm hại cao chủ yếu tập trung trên địa bàn: Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, TX Hồng Lĩnh…

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh.

Năm 2022, toàn tỉnh đã xảy ra 7 điểm phát lửa, trong đó có 2 điểm gây cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi 0,84 ha.

Các điểm phát lửa, các vụ cháy rừng đã được địa phương, chủ rừng phát hiện sớm, tổ chức báo cháy đúng quy định, chữa cháy kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hoàng Quốc Huấn báo cáo công tác BVR - PCCCR năm 2022

Năm 2022, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp điều tra, xử phạt vi phạm quy định về an toàn PCCCR 10 vụ/10 đối tượng, xử phạt 18,38 triệu đồng; phát hiện, xử lý 141 vụ vi phạm lâm luật, trong đó khởi tố hình sự 6 vụ/6 bị can, tịch thu 52,3 m3 gỗ các loại, 376 cá thể/151,91kg động vật rừng, 7 tang vật, phương tiện, nộp ngân sách nhà nước gần 1,47 tỷ đồng.

Năm 2022, thiên tai đã làm 2 người chết do sét đánh, 2 người bị thương do mưa lũ; 162 ha diện tích hoa màu, 187 ha cây trồng hàng năm, 15 ha diện tích cây ăn quả tập trung bị ngập, hư hỏng nặng; 2.016 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; một số công trình phòng chống thiên tai và cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 220 tỷ đồng.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh triển khai đề án sản xuất vụ hè thu năm 2023.

Vụ hè thu 2022, diện tích gieo, cấy lúa toàn tỉnh đạt 44.526 ha, năng suất đạt 50,27 tạ/ha (thấp hơn 0,85 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2021 nhưng cao hơn 2,98 tạ/ha so với vụ hè thu năm 2020), sản lượng đạt 223.812,2 tấn.

Tổng diện tích cây trồng cạn 15.413 ha. Thời vụ gieo trỉa đậu bắt đầu từ 10/6, tập trung từ 21/6 - 15/7/2022, các cây trồng như lạc, vừng, khoai, rau, gieo trồng trong tháng 6,7 cơ bản kết thúc cuối tháng 7; diện tích gieo trồng một số cây trồng như đậu, lạc, khoai đạt thấp so với kế hoạch đề ra do người dân chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn khác.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá đưa ra một số dự báo về tình hình thời tiết năm 2023.

Triển khai nhiệm vụ năm 2023, Hà Tĩnh đặt mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững đối với diện tích 217.327 ha rừng tự nhiên hiện có; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, phấn đấu duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 trên 52%.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp; vai trò, trách nhiệm của chủ rừng; thực hiện tốt công tác BVR – PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Hội nghị được truyền hình trực tiếp tới điểm cầu các địa phương.

Theo dự báo Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, năm 2023, tình hình thiên tai sẽ diễn biến phức tạp. Các cơn bão nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp tới tỉnh ta, nắng nóng có khả năng diễn ra gay gắt hơn các năm.

Để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình PCTT đã được phân bổ kinh phí nhằm đảm bảo an toàn trước mùa mưa, lũ năm 2023; tổ chức rà soát, xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là số liệu về sơ tán dân phải thật cụ thể, chính xác; cập nhật các thông tin dự báo, cảnh báo để có các quyết định di dân phù hợp…

Về triển khai sản xuất vụ hè thu năm 2023, Hà Tĩnh dự kiến gieo cấy hơn 44.800 ha lúa, hơn 10.000 ha cây trồng cạn và rau màu các loại. Hiện nay, ngành NN&PTNT đã hướng dẫn các địa phương chủ động các giải pháp để triển khai sản xuất đảm bảo đúng lịch thời vụ.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh ghi nhận, biểu dương sự chủ động của các đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác BVR - PCCCR, PCTT&TKCN, sản xuất vụ hè thu năm 202.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong BVR - PCCCR; khẩn trương hoàn thành phương án BVR - PCCCR năm 2023 đảm bảo sát thực tế.

Tập trung cao phòng chống cháy rừng, ứng phó với thiên tai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kết luận hội nghị.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cửa rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ” khi xảy ra các vụ cháy rừng; chủ rừng cần phát huy trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.

Đối với công tác PCTT&TKCN, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo trung ương, của tỉnh về công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, củng cố mạng lưới thông tin liên lạc từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo thông suốt trong mọi tình huống.

Rà soát, cập nhật, xác định những vùng nguy cơ xảy ra ngập lũ sâu, vùng lũ quét, sạt lở đất để xây dựng phương án cụ thể về di dời, sơ tán dân khi thiên tai; kiểm tra, rà soát quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện; chủ động các biện pháp chống hạn cho cây trồng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị ngành NN&PTNT cùng các địa phương xây dựng kế hoạch điều tiết nước cụ thể cho vụ sản xuất hè thu năm 2023; sử dụng nhóm giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, phấn đấu gieo cấy xong lúa hè thu trước ngày 10/6.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng giống, giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn; tiếp tục triển khai dồn điền, đổi thửa, hình thành cánh đồng mẫu lớn; chú trọng công tác phòng trừ các loại sâu bệnh cho lúa và các loại cây trồng cạn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.