Tàu khách dự kiến chạy lại từ 1/10

Các doanh nghiệp đường sắt lên phương án chạy lại nhiều đôi tàu và áp dụng chính sách giảm giá vé để thu hút khách từ ngày 1/10.

Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt từ 1/10 theo nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch này) sẽ khai thác các đôi tàu tối đa 50% công suất so với biểu đồ chạy tàu trước dịch và có giãn cách chỗ trên tàu (không áp dụng giãn cách đối với toa giường nằm).

Giai đoạn 2 (10 ngày sau giai đoạn 1) khai thác tối đa 70% công suất biểu đồ chạy tàu và có giãn cách. Giai đoạn 3 (sau giai đoạn 2) khai thác tối đa 70% biểu đồ và không phải giãn cách. Giai đoạn 4 doanh nghiệp khai thác bình thường.

Ở phía Bắc, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, từ tháng 10, đơn vị dự kiến chạy lại hàng ngày các đôi tàu khách LP5/LP6 trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, NA1/NA2 tuyến Hà Nội - Vinh, SE19/SE20 tuyến Hà Nội - Đà Nẵng. Riêng tuyến Hà Nội - Hải Phòng dự kiến chạy thêm tàu dịp cuối tuần.

Ở phía Nam, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn dự kiến chạy lại đôi tàu khách Thống nhất SE8/SE7 giữa TP HCM - Hà Nội.

Tàu khách dự kiến chạy lại từ 1/10

Tàu chuyên biệt đưa khách từ ga Sài Gòn về Hà Tĩnh tối 24/7. Ảnh: Anh Duy

Các doanh nghiệp vận tải đường sắt sẽ tiếp tục áp dụng chính sách giảm giá vé để thu hút hành khách, như khách mua vé khứ hồi lượt về được giảm 7-10% giá vé cùng thời điểm tùy theo mác tàu, loại chỗ và ngày đi tàu trong tuần. Người diện chính sách, khách đoàn cũng được giảm giá.

Mức giá tối thiểu của vé hành khách tại đoạn ngắn là 30.000 đồng. Các chỗ ngồi thuận lợi trên toa xe được tính cộng thêm theo cự ly, như từ 300 km trở xuống tính thêm 10.000 đồng/vé, cự ly từ 301 km trở lên tính thêm 20.000 đồng/vé. Chỗ thuận lợi trên toa giường nằm với cự ly từ 300 km trở xuống tính thêm 20.000 đồng; cự ly từ 301 đến 650 km tính thêm 30.000 đồng; cự ly từ 651 km trở lên tính thêm 35.000 đồng/vé.

Ngành đường sắt tiếp tục tổ chức chạy tàu chuyên biệt vận chuyển người dân từ các tỉnh phía Nam trở về khi địa phương có nhu cầu.

Hiện tàu khách vẫn dừng chạy trên tất cả tuyến đường để phòng dịch Covid-19, chỉ có tàu hàng hoạt động.

Theo Anh Duy/VNE

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.