“Thêm một người nghèo được giúp đỡ là tôi thấy ấm lòng”

(Baohatinh.vn) - Mười lăm năm với vai trò trưởng ban tình thương của giáo hạt rồi giáo xứ Văn Hạnh, hình ảnh ông Nguyễn Chiểu tận tụy với người nghèo đã trở nên quen thuộc với bà con xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh).

“Thêm một người nghèo được giúp đỡ là tôi thấy ấm lòng”

Ông Chiểu (ngoài cùng bên trái) cùng với Agribank Thành Sen bàn giao nhà ở cho mẹ con chị Võ Thị Trinh, xã Thạch Trung

Chiếc máy ảnh cũ là vật bất ly thân của ông Chiểu. Nó lưu giữ gần như tất cả những kỉ niệm của ông về những chuyến đến với người nghèo.

Lật lại những bức ảnh cũ cho chúng tôi xem, khi thì ông tham gia phát quà cho đồng bào lũ lụt, lúc lại phát cơm cho bệnh nhân nghèo hay những căn nhà xập xệ, rách nát của quá trình khảo sát để trình xin hỗ trợ; đó còn là những nụ cười, niềm hạnh phúc trong khoảnh khắc nhà mới được bàn giao…

“Tôi lưu lại tất cả vừa là minh chứng cho người thật, việc thật, vừa làm kỷ niệm cho chính mình. Cơ duyên đã gắn bó tôi với Ban Tình thương của Giáo hạt và thêm một người nghèo được giúp đỡ là tôi thấy ấm lòng”.

“Thêm một người nghèo được giúp đỡ là tôi thấy ấm lòng”

Đều đặn mỗi tháng, Ban Tình thương Giáo xứ Văn Hạnh tổ chức phát cơm cho bệnh nhân nghèo

Ông kể, Ban Tình thương được thành lập từ năm 2005, thời điểm đó, xã Thạch Trung còn nghèo khó, người dân chủ yếu làm ruộng, buôn bán nhỏ. Có những lúc, ông và các thành viên trong Ban phải đi xin từng bơ gạo, tích tiểu thành đại để chia cho người nghèo. Mãi đến năm 2009, các hoạt động xã hội, từ thiện của giáo xứ mới có chút ảnh hưởng và kêu gọi được một số tài trợ, cùng chung tay xây dựng Ban Tình thương lớn mạnh.

“Lúc đó, tôi bắt đầu bắt tay vào hành trình làm nhà cho người nghèo. Đầu tiên là kêu gọi hỗ trợ trong cộng đồng giáo xứ và các tổ chức, doanh nghiệp. Người cho tiền, người ủng hộ vật liệu còn Ban đứng ra huy động ngày công trong cộng đồng giáo xứ. Tất cả đều được ghi chép cẩn thận, nghiệm thu và báo cáo tài chính rõ ràng. Mỗi ngôi nhà là một câu chuyện, là tình cảm vì lý tưởng sống “tốt đời, đẹp đạo”. Cái được của tôi đến giờ là niềm tin của cộng đồng giáo xứ và xã hội”, ông Nguyễn Chiểu nói thêm.

“Thêm một người nghèo được giúp đỡ là tôi thấy ấm lòng”

Ông còn kết nối với các chương trình từ thiện mổ mắt cho người nghèo

Đước biết, đến nay, ông Chiểu cùng Ban Tình thương Giáo hạt Văn Hạnh đã xây dựng được 28 ngôi nhà tình thương.

Không chỉ trong giáo xứ, ông Chiểu còn đứng ra kết nối với các bệnh viện để chăm sóc sức khỏe cho người nghèo như: khám và phát thuốc, mổ mắt miễn phí.

Hằng tháng, Ban Tình thương phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại Bệnh viện Y học cổ truyền. Ban cũng đang dành một khoản quỹ để đầu tư xây dựng phòng tập thể dục tại bệnh viện, phục vụ bệnh nhân điều trị bệnh.

Ông Chiểu cùng Ban Tình thương Giáo hạt đã gánh “một vai” cùng với chính quyền địa phương trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Ban Tình thương của Giáo hạt Văn Hạnh đã quy nạp được 4.000 hội viên, trong đó có 72 hội viên là người lương. Có những năm, ngoài tiền đóng góp của hội viên, Ban Tình thương đã kêu gọi được thêm 300 triệu đồng để xây dựng quỹ tình thương.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Nhịp cầu nhân ái

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống