Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Chiêm ngưỡng khu lăng mộ cùng dấu tích ngôi nhà trong thời gian ở ẩn của danh sỹ Nguyễn Thiếp (1723 - 1804, người con quê hương Hà Tĩnh) trên dãy núi Thiên Nhẫn (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, Nghệ An), chúng tôi càng thêm xúc động nghĩ về nhân cách, tài năng và những cống hiến của ông đối với dân tộc.

Video: Khu lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Khu Lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (và vợ là bà Đặng Thị Nghi) được xây dựng trên núi Bùi Phong (thuộc dãy Thiên Nhẫn) ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cùng với Đền thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh), Khu Lăng mộ đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) húy Minh, tự Quang Thiếp (về sau kiêng húy chúa Trịnh Giang nên bỏ chữ Quang), quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, nay là xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh). Trong ảnh: Toàn cảnh Khu lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trên núi Bùi Phong (thuộc dãy núi Thiên Nhẫn, xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An).

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Nguyễn Thiếp sinh ra trong một gia đình nho học, dòng dõi của cự tộc trên 300 năm có thủy tổ ở xã Cương Gián (Nghi Xuân). Lúc nhỏ nhờ có mẹ (con gái dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu) chăm sóc và người chú là Tiến sỹ Nguyễn Hành (1701-?) kèm cặp, nên 3 anh em Nguyễn Thiếp đều học giỏi. Năm 19 tuổi, ông theo chú Nguyễn Hành đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên để học. Sau đó, ông được chú gửi cho Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (bố Đại thi hào Nguyễn Du) kèm cặp, dạy dỗ thêm. Không lâu sau, người chú mất đột ngột khiến ông đau buồn, phát bệnh điên và đi lang thang. Nhờ người cứu giúp, ông tìm được về quê nhà dưỡng bệnh. Trong ảnh: Cổng vào khu lăng mộ Nguyễn Thiếp.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Một năm sau đó, Nguyễn Thiếp tham dự kỳ thi Hương trường Nghệ và đỗ Hương giải khóa Quý Hợi đời Lê Cảnh Hưng (1743). Dù được thầy giáo của mình là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm thúc giục nhưng ông không tham dự kỳ thi Hội mà ở quê nhà (Hà Tĩnh) chuyên tâm đọc sách. Năm Mậu Thìn (1748), ông ra Bắc Hà tham gia kỳ thi Hội, có tài liệu nói ông đậu Tam trường khóa thi này. Từ năm 1749-1754, Nguyễn Thiếp vào dạy học ở Bố Chính (Quảng Bình). Năm 1756, Nguyễn Thiếp được bổ nhiệm chức Huấn đạo Anh Đô (phủ Anh Sơn, Nghệ An). Trong ảnh: Khu lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tuy ở trên núi cao nhưng vẫn thường xuyên được hậu thế đến viếng thăm.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Năm 1762, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Thanh Chương. 6 năm sau, tức năm 1768, Nguyễn Thiếp từ quan về núi Bùi Phong (thuộc dãy Thiên Nhẫn, ở xã Nam Kim, Nam Đàn ngày nay) ở ẩn. Đến năm 1780, ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra Thăng Long hỏi việc quốc sự nhưng nhận thấy ý chúa không phù hợp quan điểm nên ông trở về. Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Trịnh, 3 lần gửi thư mời ông ra phò tá, kèm lễ vật nhưng Nguyễn Thiếp đều từ chối. Đến cuối năm 1788, khi Lê Chiêu Thống rước hơn 20 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, vua Quang Trung từ Phú Xuân (Huế) mang quân ra dẹp giặc, bấy giờ Nguyễn Thiếp mới nhận lời hiến kế. Trong ảnh: Khu lăng mộ Nguyễn Thiếp bao gồm phần mộ phía trước và lăng thờ phía sau.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Đầu Xuân Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh về đến Nghệ An đã mời Nguyễn Thiếp ra bàn chuyện nước, ông nhận lời. Cùng năm, ông được nhà vua bổ nhiệm làm Chánh chủ khảo cuộc thi Hương ở Nghệ An. Sau đó, ông phò tá vua Quang Trung trong việc chấn hưng giáo dục, được giao giữ chức Viện trưởng Viện Sùng chính. Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Sau đó, ông có nhận lời mời của vua Cảnh Thịnh vào Phú Xuân nhưng nhận thấy thời cuộc thay đổi nên xin trở về núi Bùi Phong. Năm 1804, ông qua đời và được an táng gần với nơi ẩn cư của mình trên núi Bùi Phong. Trong ảnh: Cùng với Khu lăng mộ, hiện trên núi Bùi Phong (xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An) còn lưu giữ dấu tích ngôi nhà của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Do thời gian, ngôi nhà của La Sơn phu tử hiện không còn nguyên dạng ban đầu nhưng các dấu tích như: móng nhà, một phần tường nhà, sân và bình phong trước cổng vẫn còn. Trong ảnh: Dấu tích phần trước sân và ngôi nhà của Nguyễn Thiếp.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Hồng (người bên phải) - Trường Đại học Vinh, khuôn viên ngôi nhà diện tích khoảng hơn 100 m2, có 3 phần: nhà ngủ nghỉ, sân, thềm. Nhà có mặt hướng về dãy núi Đại Tuệ ở phía Bắc, lưng dựa vào đỉnh Hoàng Tâm (đỉnh cao nhất của núi Bùi Phong) ở hướng Nam.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Tường nhà được xây bằng đá ong đẽo thành khối hình lập phương. Trong ảnh: Một phần tường nhà Nguyễn Thiếp còn sót lại.

Theo dấu tích khu mộ và nơi ẩn cư của nhà hiền triết nổi tiếng Hà Tĩnh

Tuy ở ẩn trên núi, sống cuộc đời thanh đạm nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp luôn được các vua, chúa và danh sỹ khắp đất nước trọng vọng, tôn kính. Bên cạnh một nhân cách thanh liêm, tài năng và những cống hiến về chính trị, học thuật địa lý, giáo dục, văn chương của La Sơn phu tử là di sản quý giá để lại cho muôn đời sau. Trong ảnh: Đỉnh Hoàng Tâm (núi Bùi Phong) nhìn chính diện sau lưng nhà Nguyễn Thiếp.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Lan tỏa di sản dân ca ví, giặm trong trường học Hà Tĩnh

Lan tỏa di sản dân ca ví, giặm trong trường học Hà Tĩnh

Không chỉ đưa dân ca ví, giặm vào bài giảng, nhiều trường học ở vùng đất di sản Nghi Xuân (Hà Tĩnh) còn thành lập câu lạc bộ để tạo sân chơi cho những học sinh có năng khiếu, đam mê ví, giặm của quê hương.
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.
Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.