Thông tin tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, chủ động tiêu thoát nước

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cho biết, hiện đang là thời kỳ lúa hè thu đang làm đòng, mực nước hầu hết các hồ chứa đều ở mức cao, một số hồ chứa đã tích đầy nước...

Để chủ động đối phó với bão số 4 và tình hình mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có công điện yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã bằng mọi biện pháp, thông tin kịp thời đến các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để vào nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão.

thong tin tau thuyen vao noi tranh tru bao chu dong tieu thoat nuoc

Các địa phương ven biển cần thông tin kịp thời đến các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để vào nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm của bão

Các địa phương, các công ty TNHH MTV thủy lợi tăng cường kiểm tra các hệ thống hồ đập, triển khai ngay phương án đảm bảo an toàn cho hồ chứa, nhất là các hồ chứa xung yếu, đã tích đầy nước; kiểm tra các hệ thống tiêu thoát lũ để chủ động tiêu thoát nước đệm, đảm bảo an toàn cho diện tích lúa hè thu và hoa màu để hạn chế thiệt hại do mưa lũ; kiểm tra và triển khai phương án đảm an toàn cho các công trình đang thi công, đặc biệt đối với các điểm xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao.

Tăng cường công tác kiểm tra tại các bến đò dọc, đò ngang, các ngầm, cầu qua sông suối, tổ chức cắm các biển báo, biển cấm vả cử người thường xuyên canh gác để thông báo cho nhân dân được biết, tránh xảy ra các trường hợp thiệt hại về người do bất cẩn.

Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh theo dõi thường xuyên diễn biến của bão và mưa lũ; phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin kịp thời về tình hình, diễn biến của bão và mưa lũ đến các địa phương, các ngành và nhân dân được biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả...

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 10 giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 10 giờ ngày 25/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Vịnh Bắc Bộ, cách đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Bình khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10.

Trong 24 giờ tới, vùng nguy hiểm (gió mạnh cấp 6 trở lên, biển động) từ vĩ tuyến 16,50N đến 20,00N; phía Tây kinh tuyến 113,00E. Vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-5m; biển động mạnh.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 26/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 104,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.

Từ sáng mai (25/7), ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 6, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-5m; vùng biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình sóng cao từ 2-3m. Biển động mạnh.

Trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào.

Cấp độ rủi ro thiên tai bão: cấp 3.

Trong chiều và đêm hôm nay (24/07), ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa. Từ ngày 25/07, do ảnh hưởng của bão nên ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (100-250mm cả đợt). Từ chiều tối và đêm 25/07 ở đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (50-150mm cả đợt).

Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông, gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao từ 2-3m, biển động; khu vực Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.