Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng giải trình 6 vấn đề dư luận quan tâm

Ngày 17/2, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Xây dựng.

thu tuong yeu cau bo xay dung giai trinh 6 van de du luan quan tam

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. (Nguồn: chinhphu.vn)

6 nhiệm vụ của Thủ tướng giao Bộ Xây dựng

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhắc lại quyết tâm của Thủ tướng trong việc xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ, xóa bỏ những rào cản, “giấy phép con” cản trở doanh nghiệp; đồng thời truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng giải trình, làm rõ 6 vấn đề. Đây cũng là những vấn đề mà người dân, dư luận đang rất quan tâm.

Thứ nhất, Bộ Xây dựng phải sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Hiện nay các bộ ngành, địa phương đều phản ánh do quy định tại Nghị định 59/CP dẫn đến chậm trễ trong giải ngân cũng như khiến việc triển khai các thủ tục xây dựng rất khó khăn.

Vấn đề thẩm định, kiểm tra, xử lý, xử phạt các dự án thi công, trước đây thuộc các Sở Xây dựng nhưng giờ phải "xếp hàng" lên Bộ Xây dựng. "Doanh nghiệp, địa phương phản ánh rằng các dự án cứ điều chỉnh tí xíu là phải lên Bộ Xây dựng, gây khó khăn, lãng phí thời gian của doanh nghiệp, người dân. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng hết sức quan tâm, khẩn trương sửa đổi Nghị định 59/CP theo hướng phân cấp, chứ không phải bao cấp, ôm đồm" - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu rõ. Thứ hai, hiện công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập, yếu kém; quy hoạch chưa gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt việc triển khai nhiệm vụ sau quy hoạch chung đã được phê duyệt còn trì trệ, không đáp ứng được yêu cầu quản lý. Việc chậm lập quy hoạch chi tiết dễ dẫn đến việc bắt tay, thỏa thuận quy hoạch, cơ chế "xin cho" sẽ tồn tại. Do đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Xây dựng hết sức quan tâm vấn đề này, sao cho "không để nhà đầu tư luồn lách, điều chỉnh quy hoạch".

Thứ ba là vấn đề nhà ở. Chính sách phát triển nhà ở là chính sách hết sức quan trọng trong phát triển đất nước. Do đó, Bộ Xây dựng cần đặc biệt quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở đô thị, không dồn nén dân cư vào trung tâm các thành phố, xây quá nhiều nhà cao tầng trong nội đô. Về phát triển thị trường nhà ở. Bộ cần quan tâm đánh giá đúng yếu tố cung - cầu của thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh bởi thị trường nhà ở liên quan đến sự an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng.

Thứ tư về vấn đề đơn giá vật liệu xây dựng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chỉ rõ đơn giá vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng đã ban hành nhưng về các địa phương lại điều chỉnh đơn giá. Vấn đề cho thấy cần có sự phân cấp về thẩm quyền của Bộ, của các sở ngành tại địa phương. Bộ Xây dựng nên thống nhất với các địa phương để triển khai, không để nhà đầu tư luồn lách điều chỉnh giá..

Thứ năm là vấn đề vật liệu xây dựng liên quan đến bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng lưu ý đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo các vật liệu mới, vật liệu tái chế, vật liệu tại chỗ, vật liệu thân thiện với môi trường để đưa vào sản xuất, xây dựng. Trong đó, Bộ cần tìm giải pháp nghiên cứu, phát triển vật liệu thay thế trong nước để không phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Thứ sáu là vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ngành xây dựng. Hiện tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Bộ Xây dựng cơ bản là đúng tiến độ, kế hoạch Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn thấp. Do đó, Bộ Xây dựng cần báo cáo, giải trình thêm với Chính phủ về vấn đề này và tiếp tục chỉ đạo việc niêm yết và thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp, tránh để xảy ra tình trạng trục lợi trong quá trình cổ phần hóa.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục công tác hoàn thiện thể chế; tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương trong vấn đề đầu tư, xây dựng; đồng thời chú trọng phân cấp trong quản lý xây dựng. “Phân cấp lần này rất mạnh mẽ, bao gồm cả phân cấp đến địa phương, ngành, tổng công ty, tập đoàn có liên quan đến xây dựng” – Bộ trưởng nói.

Về việc sửa đổi Nghị định 59/CP, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đánh giá đây là Nghị định phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nên việc sửa đổi cần được nghiên cứu kỹ càng và sẽ sớm trình với Chính phủ.

Tích cực hoàn thành các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Tính đến ngày 10/2/2017, Bộ Xây dựng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 311 nhiệm vụ. Về tình hình thực hiện, số nhiệm vụ đã hoàn thành là 233/311 nhiệm vụ (đạt 75%). Số nhiệm vụ đang triển khai thực hiện (trong hạn) là 76/311 nhiệm vụ (24%). Số nhiệm vụ đã quá hạn chưa hoàn thành là 2/311 nhiệm vụ (1%).

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, việc vẫn còn một số nhiệm vụ thực hiện chậm so với tiến độ, nguyên nhân chính là do thủ trưởng đơn vị giao chủ trì chưa tập trung chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, kịp thời. Tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ của một số cán bộ, công chức được giao còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các đơn vị được giao chủ trì với các đơn vị khác trong Bộ và ngoài Bộ còn chậm, chưa thường xuyên. Trong khi đó, một số nhiệm vụ có nội dung công việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, ngành, cần có thời gian xử lý; một số bộ, ngành, địa phương trả lời văn bản xin ý kiến của Bộ Xây dựng còn chậm.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung triển khai, thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ quá hạn. Đối với nhiệm vụ "xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Vinaconex," sau khi có hồ sơ và tài liệu cần thiết, dự kiến Bộ sẽ hoàn thành và báo cáo Thủ tướng trong tháng 2/2017.

Với nhiệm vụ "kiểm tra, khảo sát khu vực quy hoạch dự án Khu công nghiệp hồ điều hòa trên ô đất ký hiện A1/CXKV thuộc địa giới quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội", sau khi thu thập hồ sơ tài liệu liên quan đến vụ việc, Bộ sẽ hoàn thành và báo cáo Thủ tướng trong tháng 3/2017. Đối với 69 nhiệm vụ, đề án đang triển khai thực hiện, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thành đúng hạn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

Theo Xuân Tùng (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Tiếp đà giảm sâu

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng trong nước giảm 5 đến 6 triệu đồng/lượng, chốt một tuần biến động mạnh. Giá vàng thế giới nghỉ ngơi trong ngày lễ Phục Sinh 2025.
Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

Yếu tố then chốt đưa 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh “về đích” trước 6 tháng

2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sẵn sàng cho lễ thông xe 2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh

Sáng 18/4, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị cho lễ thông xe kỹ thuật 2 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.